Mùa hè là thời điểm lý tưởng để vi khuẩn, virus phát tán trong không khí, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tai mũi họng. Đặc biệt là sức khỏe tai mũi họng của trẻ nhỏ càng đáng lo ngại. Bài viết này sẽ tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc sức khỏe tai mũi họng ở trẻ nhỏ.
Vì sao cần phải chăm sóc sức khỏe tai mũi họng cho trẻ?
Sức khỏe tai mũi họng của trẻ sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được chữa trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành bệnh mãn tính đồng thời trở thành tác nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Một số chứng bệnh thường gặp trong sức khỏe tai mũi họng của trẻ dẫn tới những chứng bệnh nguy hiểm khác có thể kể đến như:
– Bệnh viêm mũi: viêm mũi là một biểu hiện bất thường ở sức khỏe tai mũi họng của trẻ nếu không được chữa trị dứt điểm có thể dẫn tới viêm tai (giảm thính lực, thậm chí dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe não, viêm màng não, liệt mặt, viêm xoang tĩnh mạch bên,…). Không chỉ vậy, bệnh viêm mũi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng của trẻ, dẫn tới viêm thanh quản (gây nên tình trạng biến đổi chất giọng) hay một số bệnh khác như viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi.
– Ngoài ra, nếu không sát sao đối với sức khỏe tai mũi họng của trẻ, chứng bệnh phổ biến như viêm xoang có thể làm nhiễm trùng ổ mắt, đây là biến chứng hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
– Một trường hợp khác cũng gây biến chứng nguy hiểm từ sức khỏe tai mũi họng của trẻ, vi khuẩn từ viêm amidan còn có thể vào các bộ phận khác trên cơ thể như thận, khớp, tim… để lại biến chứng nguy hiểm như thấp khớp, viêm tim, viêm cầu thận cấp, thấp tim…
Điều trị các bệnh thường gặp trong sức khỏe tai mũi họng của trẻ
Cha mẹ cần nắm những kiến thức cơ bản về các bệnh lý tai mũi họng phổ biến và cách điều trị các bệnh thường gặp trong sức khỏe tai mũi họng của trẻ.
Khi mắc bệnh tai mũi họng trẻ thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của trẻ và gia đình
Biểu hiện viêm mũi họng cấp ở trẻ:
– Trẻ có thể nôn và đi đại tiện phân lỏng.
– Trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn, phải thở bằng miệng vì ngạt mũi, trẻ khó ngủ.
– Trẻ chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.
– Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C.
Điều trị các bệnh thường gặp trong sức khỏe tai mũi họng của trẻ
Để hỗ trợ điều trị cho trẻ bị viêm mũi họng cấp, cha mẹ đặc biệt lưu ý vệ sinh mũi họng cho trẻ.
– Trường hợp trẻ mới bị ngạt mũi, ngạt mũi nhẹ, dịch mũi lỏng, cha mẹ nên dùng khăn mềm lau rửa mũi cho trẻ.
– Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi, phụ huynh có thể nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào 2 bên mũi cho trẻ.
– Nếu trẻ xuất hiện quá nhiều dịch mũi, phụ huynh có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để vệ sinh cho trẻ. Lưu ý, không được lạm dụng hút mũi vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi do áp lực. Tuyệt đối không trực tiếp hút mũi cho trẻ bằng miệng của mình.
– Lưu ý vứt bỏ khăn giấy sau khi lau sạch mũi.
Chế độ ăn là việc quan trọng thứ hai trong việc chăm sóc sức khỏe tai mũi họng của trẻ.
– Một trong những lưu ý về đồ ăn trong việc chăm sóc sức khỏe tai mũi họng của trẻ là nên chuẩn bị thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt. Đồng thời, cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn.
– Ngoài ra có thể sử dụng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho. Đây là những liều thuốc dân gian lành tính, có hiệu quả hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tai mũi họng của trẻ.
– Đặc biệt không tự ý dùng thuốc khi trẻ bị sốt. Chỉ dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với trẻ đã mắc các bệnh tai mũi họng, việc chăm sóc sức khỏe tai mũi họng của trẻ cần được lưu ý cẩn thận hơn.