Nhiễm khuẩn HPV thường không có triệu chứng rõ ràng nên khiến việc phát hiện và điều trị trở nên khó khăn. Do đó, hiểu rõ về nhiễm khuẩn HPV, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Cùng HTYT Hưng Việt tìm hiểu chi tiết về nhiễm khuẩn HP thông qua các thông tin dưới đây:
Virus HPV là gì?
Virus HPV – Human Papillomavirus là một nhóm virus phổ biến gây nên u nhú ở cơ thể người. Hiện tại có đến hơn 100 chủng HPV khác nhau, được phân loại thành các nhóm nguy cơ cao và nguy cơ thấp.
Thông thường, các chủng HPV nguy cơ thấp thường chỉ gây ra mụn cóc ở tay, chân và bộ phận sinh dục. Nghiêm trọng hơn, các chủng HPV nguy cơ cao có liên quan đến ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật, hậu môn và một số loại ung thư vùng đầu cổ. Đặc biệt là các chủng nguy cơ cao như HPV 16 và HPV 18.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn HPV
Virus HPV lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc da kề da, đặc biệt là trong quá trình quan hệ tình dục. Cụ thể hơn, các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn HPV bao gồm:
-
Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn và miệng đều có thể lây truyền HPV.
-
Tiếp xúc da kề da: Ngay cả khi không có giao hợp, tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh cũng có thể lây truyền virus.
-
Lây virus HPV từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV có thể lây truyền virus cho con trong quá trình sinh nở.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HPV
Đa phần người nhiễm HPV không có nhiều triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể thường tự đào thải virus. Tuy nhiên, một số chủng HPV có thể gây ra các dấu hiệu nhận biết cơ bản sau:
Mụn cóc do HPV
Mụn cóc là biểu hiện phổ biến nhất của nhiễm trùng HPV. Có nhiều loại mụn cóc khác nhau, tùy thuộc vào chủng HPV gây ra và vị trí xuất hiện. Mụn cóc thông thường thường mọc ở tay và chân có bề mặt sần sùi, khô, cứng và kích thước đa dạng. Bên cạnh đó còn có thêm mụn cóc phẳng có màu da hoặc hơi sẫm màu.
Một số trường hợp mụn cóc mọc ở lòng bàn chân cứng và có thể gây đau khi đi lại. Cuối cùng, mụn cóc sinh dục hay còn được gọi là sùi mào gà. Loại này xuất hiện ở vùng sinh dục và hậu môn, có thể nhỏ, phẳng hoặc có hình dạng như súp lơ.
Thay đổi tế bào cổ tử cung do HPV
Một số chủng HPV nguy cơ cao có thể gây ra những thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, được gọi là loạn sản cổ tử cung. Loạn sản được phân loại thành ba mức độ: nhẹ, vừa và nặng.
Loạn sản nhẹ thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, loạn sản vừa và nặng, nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Điều đáng lo ngại là những thay đổi tế bào cổ tử cung do HPV thường không gây ra triệu chứng rõ ràng. Điều này khiến việc phát hiện bệnh nhiễm khuẩn HPV sớm trở nên khó khăn hơn.
Cách phòng ngừa virus HPV hiệu quả
Việc phòng ngừa nhiễm khuẩn HPV là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các thông tin chi tiết về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn HPV hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khỏe tình dục toàn diện.
Tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV
Tiêm vắc xin HPV là biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn HPV hiệu quả nhất. Theo đó, vắc xin có tác dụng bảo vệ chống lại các chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư. Vắc xin HPV được khuyến cáo cho cả nam và nữ, lý tưởng nhất là trước khi bắt đầu hoạt động tình dục.
Đối tượng được bác sĩ khuyến cáo nên tiêm phòng HPV:
-
Nữ giới từ 9 đến 45 tuổi: giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và các bệnh liên quan đến HPV khác.
-
Nam giới từ 9 đến 26 tuổi: giúp phòng ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư hậu môn, ung thư dương vật và giảm nguy cơ lây truyền HPV cho bạn tình.
Quan hệ tình dục an toàn
Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HPV và kể cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Mặc dù bao cao su không bảo vệ tuyệt đối, nhưng nó vẫn là một biện pháp phòng ngừa quan trọng mà bạn có thể cân nhắc.
Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát HPV
Tiếp theo, khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm tầm soát HPV giúp phát hiện sớm những thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Tất nhiên việc phát hiện sớm giúp tăng khả năng điều trị thành công và ngăn ngừa ung thư phát triển.
Một vợ một chồng giảm thiểu nguy cơ HPV
Nhiễm khuẩn HPV là một bệnh nhiễm trùng phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Vì vậy, số lượng bạn tình càng nhiều thì nguy cơ nhiễm HPV càng cao. Hãy duy trì mối quan hệ một vợ một chồng là một cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ nhiễm HPV.
Lối sống lành mạnh
Cuối cùng, lối sống lành mạnh giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Qua đây hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm khuẩn HPV. Do đó bạn hãy chú trọng duy trì ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc và vận động để bảo vệ sức khỏe bản thân trước virus HPV nhé.
Bằng việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nêu trên, bạn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HPV.
Nhiễm khuẩn HPV có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn HPV không gây ra vấn đề nghiêm trọng và tự khỏi trong vòng 1-2 năm nhờ hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, một số chủng HPV có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, từ mụn cóc sinh dục đến ung thư. Mức độ nguy hiểm của nhiễm khuẩn HPV phụ thuộc vào chủng virus và vị trí nhiễm trùng. Thế nên đừng chủ quan với HPV, hãy tiêm phòng HPV để bảo vệ bản thân một cách an toàn nhất!
>>> Xem thêm: Tiêm HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Kết
Bằng việc hiểu rõ về nhiễm khuẩn HPV, bạn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về nhiễm khuẩn HPV, hãy đến gặp bác sĩ tại HTYT Hưng Việt để được thăm khám và điều trị.