HPV là loại virus lây nhiễm qua đường tình dục là chủ yếu và gây u nhú ở người. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung. Vì thế cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tiêm chích ngừa phòng tránh lây nhiễm HPV. Dưới đây là 5 câu hỏi thường gặp về chích ngừa ung thư cổ tử cung mà chị em quan tâm.
1. Con tôi 10 tuổi, còn quá nhỏ để chích ngừa ung thư cổ tử cung?
Điều kiện để tiêm phòng ngừa lây nhiễm HPV từ 9 tới 26 tuổi, chưa từng quan hệ tình dục.
Các chuyên gia khuyến cáo độ tuổi thích hợp nhất để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là từ 10 – 12 tuổi. Vắc xin có hiệu quả ngăn ngừa tiền ung thư chứ không phải ngăn ngừa khi ung thư ở giai đoạn đầu hoặc tế bào ung thư đã phát triển thành di căn. Nếu trên độ tuổi 26 và đã có quan hệ tình dục thì hiệu quả của việc tiêm phòng không cao.
Riêng tại Mỹ một trong những thành công lớn trong mấy năm gần đây là nhờ thực hiện tốt tiêm phòng HPV nên đã giảm hơn một nửa số trường hợp mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Chích ngừa ung thư cổ tử cung tuyệt đối an toàn, không gây đau đớn, ở một số nơi, đây là hoạt động hằng năm để ngăn chặn, tầm soát ung thư hiệu quả.
2. Đàn ông có nên tiêm phòng tránh lây nhiễm HPV hay không?
Bởi HPV không chỉ là nguyên nhân ung thư cổ tử cung mà còn là 1 trong các yếu tố tăng nguy cơ ung thư vòm họng, đầu cổ… Chính vì vậy, các bạn nam nằm trong độ tuổi từ 9 tới 26, chưa từng sex cũng nên tiêm phòng để tầm soát các bệnh ung thư nguy hiểm.
Vì sao khám sàng lọc ung thư cổ tử cung lại quan trọng ?
3. Các trường hợp nào khuyến cáo tiêm phòng tránh lây nhiễm HPV?
Khuyến cáo tiêm phòng tránh lây nhiễm HPV với các đối tượng sau:
- Phụ nữ đã từng quan hệ tình dục.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Phụ nữ mắc 1 số bệnh nặng.
- Bị dị ứng nghiêm trọng như: dị ứng với nấm men hoặc cao su latex.
Trong các trường hợp kể trên, đối tượng phụ nữ từ 9 tới 26 nhưng đã sex việc chích ngừa HPV vẫn có thể ngăn chặn được căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, trong trường hợp đã lây nhiễm HPV mang bệnh việc tiêm phòng là vô tác dụng.
4. Quy trình chích ngừa ung thư cổ tử cung?
Việc đầu tiên, đưa con em đến các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viên có thực hiện tiêm vắc xin.
Các bác sĩ sẽ tư vấn trước khi tiêm: Các bác sĩ sẽ tư vấn những thông tin cần thiết, khai thác tiền sử của như việc đã từng quan hệ tình dục hay chưa? Bởi đây là việc làm quan trọng, nếu chưa quan hệ tình dục thì việc bảo vệ của vắc xin sẽ cao hơn rất nhiều.
Hẹn lịch tiêm: thường thì việc tiêm ngừa HPV gồm 3 mũi chính.
- Mũi 1: Bắt đầu ngay ở hiện tại khi đăng kí khi bạn đủ điều kiện có thể tiêm phòng
- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tháng.
- Mũi 3: Sau liều 1 6 tháng.
Các bạn cần tiêm đủ và đúng lịch để đạt hiệu quả tốt nhất của thuốc.
Cách tiêm phòng ung thư cổ tử cung: Vắc xin phòng chống HPV được đưa vào cơ thể dưới dạng nước bằng cách tiêm vào bắp tay.
5. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung rồi, có cần phải phòng bệnh nữa hay không?
Cũng giống như các loại tiêm chủng khác, thuốc vắc xin không giúp bảo vệ bệnh 100%. Do đó, tiêm phòng ung thư cổ tử cung không thể thay thế cho việc tầm soát bệnh (bằng xét nghiệm Pap smear) định kỳ. Xét nghiệm Pap là cách tốt nhất để phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung.
Để xét nghiệm Pap, bạn có thể đăng ký thực hiện tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
- Địa chỉ: Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 0942.30.07.07
Ung thư cổ tử cung đã cướp đi tính mạng của nhiều người. Chính vì vậy, biết được các biện pháp phòng tránh có vai trò quan trọng để ngăn chặn, tầm soát ung thư. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ, có đời sống tình dục viêm mãn, không lây nhiễm HPV việc chích ngừa ung thư cổ tử cung là điều cần thiết, bên cạnh việc tầm soát ung thư định kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt