7+ Dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với viêm loét dạ dày 

post

Việc phát hiện sớm ung thư dạ dày mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhưng các dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày thường dễ nhầm lẫn với viêm loét dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn đọc phân biệt được rõ ràng hai chứng bệnh này để thăm khám và điều trị phù hợp.

Sự khác nhau giữa dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Ung thư dạ dày xảy ra khi tế bào ung thư xuất hiện và phát triển tại dạ dày tạo thành các tổn thương dạng u cục, xâm lấn xung quanh và lan ra các tạng lân cận của dạ dày như hạch bạch huyết, gan, xương, phổi.

Viêm loét dạ dày là tình trạng mặt trong của ống tiêu hóa từ dạ dày tới hành tá tràng bị tổn thương bởi acid dịch vị, tạo thành các tổn thương dạng sùi loét, mủn bề mặt. Việc ổ loét tồn tại quá lâu và không được chữa trị sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư dạ dày tại chính vị trí tổn thương.

Nguy cơ gây bệnh

Các triệu chứng ung thư dạ dày sớm

Nguyên nhân trực tiếp khiến tế bào ác tính phát triển tại dạ dày vẫn còn cần các nhà khoa học tìm hiểu và phát hiện. Y học hiện đại chỉ ra những yếu tố nguy cơ khiến tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tăng lên, trong đó bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày mạn tính.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter (HP).
  • Uống rượu bia.
  • Polyp dạ dày, polyp ống tiêu hóa.
  • Tiền sử gia đình có người bị các bệnh ác tính đường tiêu hóa.
  • Ăn nhiều thịt đỏ, chế độ ăn ít rau.
  • Người béo phì.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một bệnh thường gặp, đặc biệt trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh gồm:

  • Ăn uống không có quy luật, bỏ bữa.
  • Thực đơn nhiều đồ cay nóng, gia vị mạnh.
  • Sử dụng các thuốc ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày như thuốc giảm đau NSAID, corticoid dài ngày.
  • Nhiễm vi khuẩn HP.
  • Một số bệnh hiếm gặp như Hội chứng Zollinger-Ellison (khiến dạ dày tăng tiết dịch vị).

Đối tượng

Các đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc ung thư dạ dày:

  • Thuộc nhóm đối tượng từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là nam giới.
  • Có thói quen ăn uống mặn, thường xuyên ăn đồ dự trữ như: đồ hộp, thịt xông khói, mắm, dưa muối…
  • Mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: Viêm loét dạ dày lâu năm, nhiễm vi khuẩn HP, tiền sử từng phẫu thuật dạ dày…
  • Gia đình có người từng mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân hoặc tiền sử gia đình có polyp tuyến có tính chất gia đình (FAP); mắc hội chứng Lynch; hội chứng Peutz-Jeghers; hội chứng Juvenile polyposis cũng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
  • Người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

Các đối tượng có nguy cơ cao dễ bị viêm loét dạ dày:

  • Nhóm người có công việc căng thẳng, mức độ stress cao.
  • Nam giới ở tuổi trung niên.
  • Nữ giới đang mang thai.

Phân biệt dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Có 7 triệu chứng mà cả ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày đều có, dễ gây nhầm lẫn và ảnh hưởng tới quá trình chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Đi ngoài phân đen
  • Đầy hơi, ợ nóng
  • Cảm giác khó nuốt
  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi, sụt cân bất thường

Tuy dễ nhầm lẫn nhưng ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày vẫn có thể phân biệt với nhau dựa trên khác biệt rất nhỏ trong cách các triệu chứng thể hiện. Bảng so sánh dưới đây sẽ biểu hiện sự khác biệt này:

Dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày Dấu hiệu viêm loét dạ dày
Đau bụng vùng thượng vị – Đau ấm ách vùng thượng vị.

– Cơn đau thoáng qua, không liên quan đến bữa ăn.

– Đau liên tục vùng thượng vị.

– Cơn đau có liên quan mật thiết đến bữa ăn, thường đau khi đói và giảm đau khi đã no.

Đi ngoài phân đen – Đi ngoài phân đen có lẫn máu. – Đi ngoài phân đen không lẫn máu.
Đầy hơi, ợ nóng – Tăng nặng nhanh và ít đáp ứng với thuốc giảm tính acid dạ dày. – Đáp ứng tốt với các thuốc hạ acid dạ dày.
Cảm giác khó nuốt – Tăng nặng nhanh và ít đáp ứng với thuốc giảm tính acid dạ dày. – Xuất hiện từng đợt và đáp ứng với thuốc điều trị.
Buồn nôn – Tăng nặng nhanh và ít đáp ứng với thuốc giảm tính acid dạ dày – Xuất hiện từng đợt và đáp ứng với thuốc điều trị.
Chán ăn – Thường tiến triển chậm, không xuất hiện từng đợt.

– Tăng nặng nhanh và ít đáp ứng với thuốc giảm tính acid dạ dày

– Xuất hiện từng đợt.

– Đáp ứng với thuốc điều trị.

Mệt mỏi, sụt cân bất thường – Biểu hiện rõ, sụt cân nhanh, có thể xuất hiện hạch. – Biểu hiện thoáng qua, có thể lấy lại cân nặng nhanh sau khi đáp ứng với thuốc điều trị và khỏi bệnh.

Đau bụng vùng thượng vị

Với ung thư dạ dày: Đau bụng vùng thượng vị thoáng qua, không liên quan đến bữa ăn, khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua, càng về sau cơn đau càng dữ dội, uống thuốc cũng không thuyên giảm. Nguyên nhân là do trong dạ dày có khối u ung thư phát triển.

Với viêm loét dạ dày: Người bệnh bị đau bụng vùng thượng vị kèm nôn. Cơn đau dai dẳng cực kỳ khó chịu, thường liên quan đến bữa ăn. Dễ bị đau khi đói và giảm đau khi ăn no, có thể khỏi nếu uống thuốc.

Đau thượng vị dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày
Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng thường gặp ở bệnh dạ dày

Đi ngoài phân đen

Với ung thư dạ dày: Người bệnh đi ngoài phân đen, có lẫn máu. Lượng máu lẫn trong phân thường ít, thường phát hiện ra bằng các xét nghiệm đặc biệt.

Với viêm loét dạ dày: Người bệnh đi ngoài phân đen, không lẫn máu. Xuất hiện nếu ổ loét làm tổn thương mạch máu của dạ dày.

Đầy hơi, ợ nóng

Với ung thư dạ dày: Triệu chứng này thường xuất hiện thoáng qua, không gây chú ý cho người bệnh. Ung thư dạ dày ít đáp ứng với thuốc giảm tính acid dạ dày.

Với viêm loét dạ dày: Biểu hiện đầy hơi, ợ nóng thường đặc trưng cho hội chứng trào ngược dạ dày xuất hiện trong bệnh viêm loét dạ dày. Triệu chứng này có thể thuyên giảm và khỏi nếu dùng thuốc điều trị.

Cảm giác khó nuốt

Với ung thư dạ dày: Triệu chứng này xảy ra khi đã có các biến chứng khiến sự lưu thông trong dạ dày tắc nghẽn. Tăng nặng nhanh và ít đáp ứng với thuốc giảm tính acid dạ dày.

Với viêm loét dạ dày: Cảm giác khó nuốt, đầy hơi sẽ xuất hiện rất sớm và theo từng đợt. Sử dụng thuốc điều trị sẽ thuyên giảm.

Buồn nôn

Với ung thư dạ dày: Người bệnh thường bị nôn nhiều do hẹp môn vị. Ung thư phát triển làm tắc nghẽn dẫn lưu dạ dày.

Với viêm loét dạ dày: Buồn nôn thường đi cùng những cơn đau quặn vùng thượng vị khiến người bệnh cực kỳ khó chịu. Tuy nhiên, bệnh cũng sẽ thuyên giảm vì đáp ứng tốt với thuốc điều trị.

buồn nôn có thể là dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày
Buồn nôn là triệu chứng cùng xuất hiện ở bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày

Chán ăn

Chướng bụng, chán ăn xuất hiện gần tương tự nhau ở 2 bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Cần phối hợp với các triệu chứng khác để phân biệt.

Với ung thư dạ dày: Triệu chứng thường tiến triển chậm, không xuất hiện từng đợt. Tăng nặng nhanh và ít đáp ứng thuốc giảm tính acid dạ dày.

Với viêm loét dạ dày: Triệu chứng chán ăn xuất hiện từng đợt, đáp ứng với thuốc điều trị.

Mệt mỏi, sụt cân bất thường

Với ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày bị sụt cân bất thường, khó phát hiện ra nguyên nhân trực tiếp. Bệnh nhân mệt mỏi, cân nặng giảm nhiều trong thời gian kéo dài, có thể tới 6 kg trong 1 tháng.

Với viêm loét dạ dày: Bệnh nhân viêm loét dạ dày bị sụt cân do chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, mệt mỏi về tâm lý. Tuy nhiên, có thể lấy lại cân nặng nhanh chóng sau đợt điều trị.

Do vậy, ngay khi thấy mình có 7 dấu hiệu trên, thay vì phân vân nguyên nhân do viêm loét dạ dày hay dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày thì bệnh nhân cần đi thăm khám, đặc biệt là tầm soát ung thư dạ dày càng sớm càng tốt. Lợi ích mà tầm soát ung thư dạ dày mang lại là:

  • Giúp phát hiện sớm các nguy cơ và can thiệp kịp thời để ngăn ngừa ung thư dạ dày.
  • Phát hiện dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công và hạn chế biến chứng, di căn. Theo chương trình SEER của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn 1 là 71%.
  • Giảm đau đớn cho người bệnh và tiết kiệm chi phí điều trị.
Sụt cân bất thường
Sụt cân bất thường là dấu hiệu nguy hiểm cần điều trị

Chẩn đoán dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày rất dễ bị nhầm với nhau vì cùng là bệnh của đường tiêu hóa trên, do đó có thể dùng phương pháp chẩn đoán là nội soi dạ dày. Hình ảnh nội soi dạ dày của ung thư dạ dày giai đoạn sớm nhiều khi khó phân biệt với viêm loét dạ dày.

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có bị ung thư dạ dày không, cần tiến hành sinh thiết phần niêm mạc dạ dày tổn thương và kiểm tra dưới kính hiển vi. Ngoài ra, phải thực hiện thêm nhiều phương pháp khác như: Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư, xét nghiệm máu ẩn trong phân, chụp CT, chụp X-quang,…

Điều trị ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày

Mỗi căn bệnh khác nhau cần các phương pháp điều trị tương ứng. Với bệnh viêm loét dạ dày, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ. Với ung thư dạ dày, việc điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại là bắt buộc do chưa có bằng chứng nghiên cứu tác dụng của Đông y trên tế bào ung thư.

Điều trị ung thư dạ dày

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày được sử dụng là: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, thuốc điều trị đích. Cụ thể như sau:

  • Phẫu thuật: Sử dụng biện pháp ngoại khoa cắt bỏ phần mô cơ thể có chứa tế bào ung thư, cắt đoạn dạ dày, lập lại lưu thông tiêu hóa. Diện cắt cần đảm bảo không còn tế bào ung thư và các cụm hạch xung quanh được xử trí.
  • Hóa trị: Sử dụng thuốc có cơ chế hóa học tác động lên các tế bào ung thư để giảm tốc độ sinh sản và tiêu diệt chúng.
  • Xạ trị: Sử dụng tia gamma được định hướng bằng máy móc tập trung vào mô ung thư làm chết các tế bào được chiếu.
  • Thuốc điều trị đích: Sử dụng thuốc có cơ chế tác dụng đích khiến tế bào ung thư bị tổn thương.

Điều trị viêm loét dạ dày

Để điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt:
    • Hạn chế đồ ăn chua, cay nóng, nhiều gia vị, đồ lạnh.
    • Ăn uống đúng bữa, không ăn quá no cũng như quá đói.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày:
    • Các thuốc ức chế bơm proton.
    • Thuốc trung hòa dịch vị dạ dày.
    • Thuốc bọc niêm mạc dạ dày.
  • Điều trị vi khuẩn HP
    • Dùng kháng sinh theo phác đồ và mức độ kháng kháng sinh
    • Tránh chấm hoặc dùng chung thìa, đũa. Tránh nhá, mớm khi cho trẻ nhỏ ăn.

Dấu hiệu ban đầu ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, ngay khi thấy cơ thể thấy có các triệu chứng này, bạn hãy đi khám ngay để được điều trị kịp thời, phù hợp. Liên hệ hotline 094 230 0707 của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

post
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt