Phẫu thuật luôn là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu do tế bào ung thư chỉ khu trú ở các lớp của thành dạ dày, có thể lan đến 1 hoặc 2 hạch lân cận và chưa di căn đến các cơ quan, tổ chức khác. Ở giai đoạn này thì tỷ lệ sống trên 5 năm cao khoảng 70% và tiên lượng sống tốt nếu người bệnh được điều trị kịp thời, đúng cách.
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu bao gồm 2 giai đoạn 0 và giai đoạn 1:
- Giai đoạn 0 các tế bào ung thư chỉ khu trú ở niêm mạc dạ dày, chưa lan đến các hạch bạch huyết và cơ quan khác.
- Ở giai đoạn 1 các tế bào ung thư đã lan xuống lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ niêm dạ dày, có thể lan đến 1 hoặc 2 hạch bạch huyết gần đó nhưng không lan đến các cơ quan ở xa.
Trong giai đoạn đầu này phương pháp thường được chỉ định là phẫu thuật, cụ thể hơn tầm quan trọng của phẫu thuật như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay!
1. Phẫu thuật rất quan trọng trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư đơn giản, an toàn, có thể chữa khỏi hầu hết bệnh nhân ung thư (20% từ 50% trường hợp sống sót sau 5 năm).
Theo thống kê, ung thư dạ dày giai đoạn đầu có tiên lượng sống sau 5 năm cao 70%, trong đó phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng, là một trong những phương pháp chính đầu tiên được lựa chọn ở giai đoạn này. Bởi lúc này tế bào ung thư mới chỉ khu trú ở thành dạ dày, chưa di căn nên việc phẫu thuật có thể giúp cắt bỏ tế bào ung thư, giúp điều trị khỏi bệnh.
Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp bệnh mà ngoài phẫu thuật vẫn cần phối hợp các phương pháp khác như hóa trị, xạ trị để điều trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Vì vậy, bệnh nhân chú ý cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, thực tế phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn của bệnh ung thư từ giai đoạn đầu đến giai đoạn đã di căn.
2. Phẫu thuật trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò chủ đạo, giúp điều trị triệt căn, loại bỏ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể người bệnh. Trong giai đoạn đầu này, khi các tế bào ung thư chưa lan rộng, việc áp dụng phẫu thuật có thể là:
- Cắt dạ dày bán phần: Tùy vào vị trí khối u ở gần tâm vị hay môn vị mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bán phần trên hay bán phần dưới dạ dày. Trong phẫu thuật này một phần dạ dày bị cắt bỏ, có thể cắt bỏ 1 phần thực quản (cắt bán phần trên dạ dày) hay đoạn đầu trên của ruột non (cắt bán phần dưới dạ dày) sau đó phục hồi lại lưu thông.
- Cắt dạ dày toàn bộ: Toàn bộ dạ dày được loại bỏ, rồi nối thực quản với ruột non để đảm bảo sự lưu thông của đường tiêu hóa. Tuy nhiên phương pháp này hiếm khi được chỉ định ở ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
Các phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng trong điều trị giai đoạn đầu:
- Nội soi can thiệp cắt bóc tách dưới niêm mạc (ESD): Thường được áp dụng với ung thư dạ dày giai đoạn 0 với mục đích chỉ bóc tách khối u mà vẫn bảo tồn được dạ dày. Để thực hiện phương pháp này, phẫu thuật viên sẽ đưa ống nội soi qua miệng xuống dạ dày và tiến hành bóc tách lớp dưới niêm rồi cắt lớp niêm mạc cách ranh giới tổn thương 3 – 5 mm.
- Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày: Phương pháp này cũng thường được chỉ định ở giai đoạn đầu khi tế bào ung thư chỉ khu trú ở thành dạ dày. Lúc này, phẫu thuật viên sẽ dùng nhiều vết cắt nhỏ trên thành bụng để đưa ống nội soi vào trong ổ bụng rồi tiến hành cắt bỏ tế bào ung thư ở dạ dày.
- Phẫu thuật mở cắt dạ dày: Thường được chỉ định ở giai đoạn 1 và với trường hợp khối u có kích thước lớn, để phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng đường mổ dài giữa bụng để lấy đi 1 phần hay toàn bộ dạ dày.
Chi phí phẫu thuật trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu:
Mức chi phí này có thể thay đổi tùy theo từng ca bệnh, từng phương pháp phẫu thuật và cả cơ sở y tế thực hiện, tuy nhiên mức trung bình sẽ vào khoảng:
- Ở giai đoạn 0: Bệnh nhân chỉ cần cắt bỏ lớp niêm mạc dạ dày, chi phí cho phẫu thuật này khoảng 5 – 10 triệu đồng.
- Ở giai đoạn 1: Bệnh nhân cần cắt bỏ dạ dày 1 phần hoặc toàn bộ kết hợp với nạo vét hạch, chi phí sẽ khoảng 20 – 40 triệu đồng.
Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày:
- Chảy máu sau mổ, chảy máu trong ổ bụng
- Viêm miệng nối, lồng ruột
- Rò mỏm tá tràng
- Trào ngược acid
- Hội chứng dạ dày rỗng nhanh
- Tổn thương các đường dẫn mật…
3. Kinh nghiệm khi phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Dù giai đoạn đầu là giai đoạn sớm, tiên lượng rất tốt. Tuy nhiên, để có hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh và người nhà nên biết những kinh nghiệm sau:
Kinh nghiệm trước điều trị:
- Yếu tố tinh thần là cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân ung thư và có tác động trực tiếp tới hiệu quả điều trị. Vì thế người bệnh và cả người thân cần lạc quan, tin tưởng vào phác đồ điều trị, có vậy thì mới đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
- Nắm được nguy cơ ung thư sẽ tái phát: bất kỳ loại ung thư nào cũng luôn có tỷ lệ tái phát nhất định. Hiện nay, tỷ lệ tái phát ở hầu hết các loại ung thư đạt xấp xỉ 50%. Do đó, sau khi phẫu thuật người bệnh cần đến khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để giúp phát hiện tái phát, di căn, từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời.
- Tìm hiểu tác dụng phụ ngắn hạn và có thể xảy ra trong tương lai: Sau quá trình phẫu thuật, một phần hoặc toàn bộ dạ dày sẽ bị cắt bỏ làm cho thức ăn đi vào ruột nhanh hơn nên người bệnh sẽ thấy buồn nôn, nôn, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy nhất là sau khi ăn. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ mất đi sau một thời gian.
Kinh nghiệm trong và sau điều trị:
- Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được các bác sĩ giải thích rõ ràng phương pháp mổ, các biến chứng có thể xảy ra, và ký cam kết trước phẫu thuật
- Người bệnh cần nhịn ăn để có thể thực hiện được phẫu thuật
- Trong khi phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh sẽ ngủ do tác dụng của thuốc gây mê.
- Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chăm sóc tại buồng hậu phẫu, được theo dõi sát để phát hiện các biến chứng có thể xảy ra nên người bệnh có thể yên tâm điều trị
- Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, người bệnh cần liên hệ nhân viên y tế để được giải đáp.
4. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật là một bước rất quan trọng để đánh giá kết quả của phẫu thuật có thành công hay không, có xảy ra tai biến, biến chứng nào không để từ đó có kế hoạch điều trị tiếp theo.
Theo dõi các biến chứng: Để phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời những biến chứng sau phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh cần ở lại bệnh viện để có sự theo dõi tốt nhất của nhân viên y tế. Những biến chứng ngoại khoa có thể gặp phải như:
- Chảy máu
- Nhiễm trùng vết mổ
- Xì miệng nối, xì mỏm tá tràng
- Bục miệng nối, bục mỏm cụt
- Viêm phúc mạc
- Hẹp miệng nối…
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật:
- Cần thay băng, vệ sinh vết mổ hàng ngày
- Theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm biến chứng
- Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch đến khi bệnh nhân trung tiện mới bắt đầu cho bệnh nhân ăn, lúc đầu cho ăn ít một sau tăng dần lên. Ăn nhiều bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Cho bệnh nhân vận động sớm, nhẹ nhàng để tránh dính ruột
- Nếu tình trạng bệnh nhân ổn định sau 1 -2 tuần có thể ra viện
Tái khám: Bệnh nhân cần tái khám 3 – 6 tháng 1 lần trong 2 năm đầu, 6 tháng 1 lần trong 3 năm tiếp theo để đề phòng tái phát.
5. Giải đáp thắc mắc
Câu 1: Thời gian hồi phục sau phẫu thuật ung thư dạ dày là bao lâu?
Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, bệnh nhân được đặt sonde dạ dày để dẫn lưu dịch dạ dày ra ngoài. Việc nuôi dưỡng bệnh nhân trong vài ngày đầu được thực hiện qua đường tĩnh mạch là chính. Khi bệnh nhân trung tiện được sẽ bắt đầu cho bệnh nhân ăn nhẹ, chia thành nhiều bữa.
Sau 1 – 2 tuần, người bệnh có thể xuất viện. Sau 1 tháng gần như bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn.
Câu 2: Ăn gì sau phẫu thuật ung thư dạ dày giai đoạn đầu?
Sau phẫu thuật, do một phần dạ dày hay toàn bộ dạ dày bị cắt bỏ khiến cho thức ăn sẽ đi vào ruột nhanh hơn nên sẽ gây nôn, buồn nôn, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy nhất là sau khi ăn. Đồng thời việc hấp thu một số vitamin, sắt sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý:
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm
- Tăng cường những thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá, sữa…
- Không ăn đồ cay, nóng, đồ nướng, thức uống có ga, uống rượu, hút thuốc…
- Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả
- Chia nhỏ bữa ăn 6 – 8 bữa/ ngày, ăn chậm, nhai kỹ
Câu 3: Phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu ở đâu?
Để chẩn đoán, điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu nói riêng và các loại ung thư nói chung, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế lớn có uy tín với đội ngũ y bác sĩ lành nghề hàng đầu như:
- Hà Nội có: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt…
- Thành phố Hồ Chí Minh có: Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn…
Hiện nay, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt đang là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu nhờ những ưu điểm nổi bật như:
- Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu đến từ các bệnh viện tuyến trung ương.
- Trang thiết bị y tế khám chữa bệnh theo công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất.
- Cơ sở vật chất sạch sẽ, khang trang và đầy đủ tiện nghi.
- Dịch vụ y tế, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo.
- Có nhiều hình thức khám theo bảo hiểm hoặc bảo lãnh viện phí để giảm thiểu chi phí.
- Thời gian khám chữa bệnh linh động. Khám cả ngày cuối tuần và ngoài giờ hành chính.
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân rất nhiều. Vì thế, bệnh nhân cần chọn được nơi khám chữa chất lượng và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Để nhận tư vấn từ các bác sĩ và đặt lịch khám, điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, quý khách vui lòng vui lòng liên hệ Hotline: 0942 300 707 hoặc nhắn tin tới fanpage Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. The role of surgery in combinated treatment of cancersXem chi tiết
BS CKI Nội Ung bướu Đàm Thu Nga
Bác sĩ CKI
Với gần 30 năm bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, BSCKI Nội Ung Bướu Đàm Thu Nga – Giám đốc chuyên môn Phòng khám Đa khoa Hưng Việt luôn là “chỗ dựa” đáng tin cậy cho nhiều người bệnh và khách hàng khi đến thăm khám tại Hệ thống Y tế Hưng Việt. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn giỏi, Bác sĩ Thu Nga còn là một người thầy thuốc rất tận tâm với nghề, hết lòng vì người bệnh. Rất nhiều người bệnh và gia đình người bệnh khi được bác sĩ Nga…