Ung thư đại tràng có tỷ lệ mắc năm 2018 là gần 15.000 ca/năm (Theo WHO), đứng thứ 5 trong số các bệnh ung thư. Dấu hiệu ung thư đại tràng dễ nhầm lẫn khiến người bệnh chủ quan không đi khám, gây chậm trễ trong điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết dấu hiệu ung thư đại tràng như thế nào.
1. Giai đoạn ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng phát triển thành 4 giai đoạn chính. Các giai đoạn được phân loại theo cấu trúc đại tràng và cách tế bào ung thư lây lan từ đại tràng tới các phần khác của cơ thể.
Càng ở giai đoạn phát triển thì dấu hiệu ung thư đại tràng lại càng rõ rệt hơn. Tuy nhiên, vẫn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lành tính khác.
1.1. Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 là giai đoạn sớm nhất của ung thư đại tràng. Giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, với đặc điểm tế bào ung thư chỉ giới hạn trong lớp niêm mạc đại tràng.
Dấu hiệu ung thư đại tràng ở giai đoạn 1 rất ít và mơ hồ, do các tổn thương lúc này ảnh hưởng có hạn tới đại tràng. Bệnh nhân thường tình cờ phát hiện bệnh trong quá trình khám sàng lọc ung thư và thực hiện các thủ thuật như nội soi đại tràng.
Do ít dấu hiệu nên không thể chủ quan mà bạn cần biết phòng ngừa trước khi bệnh phát nặng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại bài viết: Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 như thế nào?
1.2. Giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, tế bào ung thư đã tấn công vượt qua lớp niêm mạc đại tràng, lan ra ngoài đại tràng và di căn tới các khu vực trong đại tràng. Giai đoạn 2 chia làm ba giai đoạn nhỏ, dựa trên tình trạng lây lan của tế bào ung thư.
- Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư xuyên qua lớp cơ, vào tới lớp thanh mạc của đại tràng. Nó chỉ nằm ở lớp ngoài cùng của đại tràng và chưa lan ra các mô hoặc hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư đã phát triển vượt qua lớp ngoài cùng của đại tràng, xâm lấn tới phúc mạc. Tuy nhiên chưa lan sang các mô hoặc hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 2C: Tế bào ung thư lan rộng, xâm lấn qua hết các lớp của đại tràng. Từ đó tiếp tục tấn công các tạng lân cận, nhưng chưa lây lan đến hạch bạch huyết.
Do ở giai đoạn 2, thương tổn đã lan rộng nên bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, có máu trong phân,…
Những dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng giai đoạn đầu
1.3. Giai đoạn 3
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã tấn công tới các hạch bạch huyết, phân loại nhỏ hơn dựa trên số hạch có tế bào ung thư. Giai đoạn 3 cũng chia làm ba giai đoạn nhỏ, cụ thể:
- Giai đoạn 3A: Từ 1 tới 3 hạch bạch huyết gần với đại tràng bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn 3B: Từ 2 tới 4 hạch bạch huyết gần có tế bào ung thư.
- Giai đoạn 3C: Trên 5 hạch bạch huyết gần có tế bào ung thư hoặc các hạch bạch huyết xa có tổn thương ung thư.
Dấu hiệu ung thư đại tràng ở giai đoạn 3 thường khá rõ rệt như: đi ngoài ra máu, đau bụng, chướng bụng và các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, gầy sút cân…
1.4. Giai đoạn 4
Giai đoạn cuối của ung thư đại tràng được phân loại dựa trên tình trạng di căn xa của tế bào ung thư. Ung thư đại tràng giai đoạn 4 chia làm hai giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn 4A: Ung thư di căn tới 1 cơ quan xa của cơ thể (gan, phổi…).
- Giai đoạn 4B: Ung thư di căn tới hơn 1 cơ quan của cơ thể.
Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 4 biểu hiện rõ ràng hơn giai đoạn 3, kết hợp thêm tổn thương cơ quan di căn. Tiêu biểu như: rối loạn tri giác, hoang tưởng nếu di căn não; đau xương nếu di căn xương; suy gan nếu di căn gan…
Vậy ung thư đại tràng có dấu hiệu gì hay ung thư đại tràng có triệu chứng gì thì chúng ta cùng tìm hiểu bên dưới nhé!
Tìm hiểu thêm:
[GIẢI ĐÁP] Bệnh ung thư đại tràng có chữa được không?
2. 9 dấu hiệu ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì có dấu hiệu rất mơ hồ, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lành tính khác.
2.1. Triệu chứng cơ năng
Một trong những biểu hiện đầu tiên của ung thư đại tràng là các dấu hiệu bệnh nhân có thể phát hiện được trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Các triệu chứng này được gọi là triệu chứng cơ năng cũng là dấu hiệu ung thư đại tràng.
2.1.1. Rối loạn đại tiện
Đầu tiên trong các dấu hiệu ung thư đại tràng, bệnh nhân ung thư đại tràng thường bị rối loạn đại tiện, biểu hiện qua việc:
- Thay đổi thói quen đại tiện về giờ giấc và số lần.
- Có thể bị táo bón, đi ngoài phân lỏng hoặc xen kẽ cả 2.
- Buồn đi ngoài thường xuyên và cảm giác đi không hết phân.
Lý do gây ra tình trạng này: Do các khối ung thư lồi vào lòng đại tràng gây kích thích các đầu mút thần kinh, tạo phản xạ kích thích đường tiêu hóa.
Triệu chứng qua các giai đoạn:
- Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chưa phát hiện bất thường trong thói quen đại tiện. Theo khối u phát triển, triệu chứng này dần rõ lên và đặc biệt rõ khi khối u phát triển đủ lớn tì vào thành đại tràng.
- Khi ung thư phát triển tới giai đoạn cuối, sự xâm lấn và kích thước của khối u có thể gây nên tình trạng tắc ruột.
Triệu chứng rối loạn đại tiện dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lành tính như: rối loạn tiêu hóa do tâm lý, táo bón do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt không hợp lý… Vì lý do này, bệnh nhân ung thư đại tràng thường chủ quan không đi khám, để lỡ mất cơ hội phát hiện ở giai đoạn sớm.
2.1.2. Đi ngoài nhầy máu
Bệnh nhân ung thư đại tràng thường gặp triệu chứng đi ngoài nhầy máu là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư đại tràng thường xuất hiện, biểu hiện ở việc:
- Máu đỏ tươi thường lẫn trong phân.
- Tình trạng đi ngoài nhầy máu diễn ra từng đợt hoặc kéo dài.
Lý do gây ra tình trạng này: Do chất thải di chuyển chà xát qua bề mặt khối u ung thư khiến khối u xuất huyết.
Triệu chứng qua các giai đoạn:
- Triệu chứng đi ngoài nhầy máu có thể xuất hiện từ giai đoạn 2. Do lúc này, khối u đã đủ lớn và dễ xuất huyết nếu bị tác động.
- Trường hợp khối u phát triển to lên, lượng máu mất nhiều hơn. Thậm chí có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài phân sệt toàn máu.
Triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với các bệnh có tạo ra tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là đường tiêu hóa dưới như: Trĩ nội độ 1, 2; viêm đại tràng chảy máu; viêm túi thừa đại tràng…
2.1.3. Thay đổi khuôn phân
Một dấu hiệu bị u đại tràng nữa là thay đổi khuôn phân, dấy hiệu này là tình trạng hay gặp ở người bị ung thư đại tràng. Hình dạng phân dẹt, mỏng như lá lúa, có rãnh hoặc vẹt góc là một trong những dấu hiệu ung thư đại tràng.
Lý do gây ra tình trạng này: Do khối u trong lòng đại tràng tạo khuôn bất đối xứng khiến phân tạo ra có hình dạng bất thường.
Triệu chứng qua các giai đoạn:
- Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn khối u đã có kích thước lớn, đè ép đáng kể vào lòng ruột.
- Lúc đầu, sự thay đổi khuôn phân là không đáng kể, khó nhận biết.
- Khi khối u tăng kích thước, phân sẽ có biên độ méo lớn hơn. Cuối cùng tạo hình dạng phân bất thường, mỏng dẹt như lá lúa do lòng đại tràng hẹp, không còn khoảng trống thoát phân.
Thay đổi khuôn phân xuất hiện vì khối u trong lòng đại tràng tạo khuôn bất đối xứng, khiến phân tạo ra có hình dạng bất thường
2.1.4. Đau vùng hạ vị
Người bị ung thư đại tràng thường bị đau vùng hạ vị. Đau vùng hạ vị là đau tập trung ở 1/3 bụng dưới. Nơi chứa các tạng của tiểu khung bao gồm: đại tràng sigma, trực tràng, bàng quang, hệ thống sinh dục.
Đau vùng hạ vị là biểu hiện của các kích thích xuất phát từ một trong các tạng tương ứng nêu trên. Các cơn đau nhói, âm ỉ và thường xuyên xảy ra chính là cách nhận biết dấu hiệu của ung thư đại tràng.
Lý do gây ra tình trạng này: Nguyên nhân đau thường là sự căng tức của đại tràng khi phân ứ đọng không bài tiết được do khối u che mất đầu ra. Một số trường hợp hiếm gặp khi ung thư xâm lấn vào các đầu mút thần kinh, cũng gây cảm giác đau tức liên tục.
Triệu chứng qua các giai đoạn:
- Đau vùng hạ vị thường xuất hiện từ giai đoạn giữa của bệnh ung thư đại tràng. Kéo dài tới khi bệnh được xử trí hoặc áp dụng các biện pháp giảm đau tốt.
Đau vùng hạ vị do ung thư đại tràng cần phân biệt với các nguyên nhân gây đau khác như: Viêm đại tràng mạn tính; viêm túi thừa đại tràng; viêm buồng trứng, viêm vòi trứng; viêm bàng quang…
2.2. Triệu chứng toàn thân
Trả lời cho việc ung thư đại tràng có những biểu hiện gì thì bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân do ung thư làm rối loạn quá trình chuyển hóa. Các dấu hiệu này diễn ra từ từ, đôi khi bị bỏ qua.
2.2.1. Thiếu máu
Người bị ung thư đại tràng thường bị thiếu máu, có biểu hiện như:
- Da xanh, niêm mạc nhợt.
- Xét nghiệm thấy giảm hồng cầu, huyết sắc tố.
Lý do gây ra tình trạng này: Mất máu do chảy máu trực tràng kéo dài.
Người bị thiếu máu là dấu hiệu triệu trứng ung thư đại tràng nhưng cũng có thể nhầm lẫn với các bệnh khác như: Suy dinh dưỡng, trĩ dai dẳng, các bệnh huyết học…
2.2.2. Suy nhược, sút cân nhanh
Người bị ung thư đại tràng có biểu hiện chán ăn, sút cân nhanh không rõ nguyên nhân. Tình trạng này thường xuất hiện kéo dài, có thể khiến người bệnh giảm từ 5 – 10 kg trong vòng 2 – 4 tháng.
Lý do gây ra tình trạng này: Do việc chán ăn kết hợp với tế bào ung thư phát triển, làm phần lớn năng lượng bệnh nhân hấp thụ chuyển hóa thành dinh dưỡng cho khối u.
Người bị suy nhược, sút cân nhanh cũng có thể do các nguyên nhân khác như: Ăn uống kém, tâm lý lo lắng,… mà không phải là do ung thư đại tràng.
2.3. Dấu hiệu y khoa
Khi ung thư đại tràng phát triển tới giai đoạn muộn, các triệu chứng sẽ biểu hiện rất rõ bởi ung thư đại tràng và dấu hiệu nguy cơ ung thư đại tràng khá rõ ràng. Sau khi biết dấu hiệu phát hiện ung thư đại tràng, việc khám lâm sàng giúp bác sĩ có thể nhận ra các dấu hiệu ung thư đại tràng khác như:
2.3.1. Sờ thấy khối u qua thành bụng
Thông qua khám bụng, có thể sờ thấy khối u qua thành bụng. Khối u đại tràng nếu phát triển tới giai đoạn xâm lấn xung quanh, thường đã có kích thước lớn khoảng 3 – 5 cm, có thể sờ thấy được ở các bệnh nhân gầy có thành bụng mỏng.
Với các khối u xuất phát từ trực tràng, bác sĩ có thể sờ thấy khối cứng chắc ít di động qua đường hậu môn.
2.3.2. Hạch ở nhiều nơi hoặc có biểu hiện của di căn
Khám hạch sẽ giúp phát hiện được hạch xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể người bị ung thư đại tràng. Biểu hiệu của các hạch di căn là: hạch to, cứng chắc, có thể mủn chảy dịch hoặc dính bết vào mô lân cận.
Bệnh nhân ung thư đại tràng thường xuất hiện hạch ở bẹn, hạch thượng đòn chính là dấu hiệu ung thư đại tràng. Do tế bào ung thư di căn hạch bạch huyết.
Tuy nhiên, người có xuất hiện hạch ở nhiều nơi cũng có thể đang mắc các bệnh huyết học như: u lympho, lao hạch…
Ngoài ra, việc khám và thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp X-quang, chụp MRI… cũng giúp phát hiện ung thư đại tràng di căn. Các cơ quan mà ung thư đại tràng thường di căn bao gồm: gan, phổi; ít gặp hơn là di căn xương, não…
Biểu hiện của ung thư đại tràng di căn phụ thuộc vào tạng bị tổn thương. Bao gồm: đau tức ngực, mệt mỏi khó thở, suy gan, hoang tưởng…
Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc và 5 phương pháp điều trị ung thư đại tràng
3. Đối tượng có khả năng mắc ung thư đại tràng
Sau khi tìm hiểu dấu hiệu của ung thư đại tràng là gì hay dấu hiệu ung thư trực tràng đại tràng thì các đối tượng có khả năng mắc nó những ai? Ung thư đại tràng là bệnh ung thư thường gặp và có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Các đối tượng có khả năng mắc ung thư đại tràng là:
- Những người có tiền sử bản thân bị u biểu mô tuyến hoặc polyp đại trực tràng.
- Có bệnh liên quan đến tổn thương ở đại trực tràng như: Viêm mạn tính, viêm đại tràng chảy máu, bệnh Crohn…
- Mắc đái tháo đường tuýp 2
- Gia đình có người bị ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng (Hội chứng Lynch 1, 2)
- Hội chứng đa polyp đại trực tràng có tính gia đình (polypose)
- Người thường xuyên tiếp xúc với chiếu xạ, chất phóng xạ tại vùng bụng hoặc các vùng chậu khi đã điều trị các căn bệnh ung thư trước đó.
- Người sinh hoạt, ăn uống không khoa học: Ăn nhiều thịt, mỡ động vật; ăn ít chất xơ; hút thuốc; uống rượu bia nhiều.
4. Cách phòng tránh bệnh ung thư đại tràng
Ngoài việc nhận biết những dấu hiệu ung thư đại tràng thì một số phương pháp hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư đại tràng bạn đọc cũng nên biết để phòng tránh, bao gồm:
- Giảm phần calo chất béo từ 40% xuống còn 25 – 30%.
- Có thói quen ăn uống lành mạnh; nên ăn chất xơ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt…
- Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô…
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Tăng cường rèn luyện, tập thể dục hàng ngày.
- Khám tầm soát ung thư đại tràng định kỳ và tầm soát ngay khi có dấu hiệu ung thư đại tràng hoặc thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bởi nếu bệnh được phát hiện sớm thì khả năng điều trị hiệu quả rất cao.
Để tầm soát ung thư đại tràng có kết quả chính xác ngay khi có các dấu hiệu ung thư đại tràng, cần lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng để thực hiện. Hiện nay, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là địa chỉ tầm soát ung thư đại tràng uy tín, được nhiều người lựa chọn.
Bệnh viện có nhiều ưu điểm như: Có đội ngũ bác sĩ giỏi, kết hợp nhiều phương pháp tầm soát ung thư đại tràng hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, dịch vụ tận tâm.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn biết dấu hiệu ung thư đại tràng và lựa chọn được địa chỉ uy tín để tiến hành tầm soát ung thư đại tràng cho kết quả chính xác nhất. Liên hệ hotline 094 230 0707 hoặc fanpage của để được tư vấn miễn phí.
**Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
TS. BS Chuyên khoa Ngoại ung bướu Vũ Hải
Tiến sĩ, Bác sĩ
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1982, hoàn thành chương trình Nghiên cứu sinh tại Học viện Quân Y 2009 và là nguyên là Bác sĩ Chuyên khoa Ngoại Ung Bướu – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện K Trung ương. Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hải Với nhiều năm kinh nghiệm về khoa Ngoại Ung bướu chuyên: Khám, tư vấn, phát hiện sớm các bệnh ung bướu Phẫu thuật ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến giáp, gan, mật Phẫu thuật u xơ tử cung, u nang buồng trứng