7 chiến lược tăng khả năng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư phổi

5/5 - (2 bình chọn)

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Như chúng ta đã biết, hầu hết các bệnh nhân ung thư đã hoặc đang điều trị, thể trạng của họ thấp hơn hẳn so với người bình thường, khả năng miễn dịch kém. Một hệ miễn dịch tốt giúp người bệnh nâng cao sức khỏe để tiếp nhận việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy mà việc tăng khả năng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư phổi được xem là liệu pháp góp phần tăng khả năng chiến thắng bệnh. 

Dưới đây là 7 chiến lược quan trọng mà bệnh nhân và gia đình nên tham khảo:

1. Tắm hoặc Phơi nắng thích hợp

Hoạt động tắm và phơi nắng không chỉ giúp mọi người ra khỏi nhà hít thở ánh nắng bên ngoài mà đồng thời tiếp nhận ánh nắng nhiều còn giúp tổng hợp vitamin D.

Bạn phải biết rằng vitamin D không chỉ liên quan đến việc bổ sung canxi mà còn liên quan mật thiết đến các bệnh ung thư, tim mạch, bệnh tự miễn và các phản ứng viêm… Trong số đó, bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ cũng cần hết sức lưu ý về các chỉ số vitamin D, bởi vì thiếu hụt vitamin D có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư.

Vào tháng 6 năm 2021, tạp chí nổi tiếng quốc tế “Cancer” đã công bố một nghiên cứu mới cho thấy rằng việc bổ sung vitamin D có thể giúp ngăn ngừa các phản ứng có hại nghiêm trọng từ liệu pháp miễn dịch, giảm nguy tử vong.

7 chiến lược tăng khả năng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư phổi

Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân ung thư phổi

2. Lựa chọn môn tập thể dục thích hợp

Các bài tập thể dục phù hợp không chỉ có thể giúp bệnh nhân ung thư phổi nâng cao thể lực mà còn giảm bớt những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng:

  • Người lớn trong độ tuổi từ 18 đến 64 nên tham gia ít nhất 150 phút mỗi tuần hoạt động thể dục nhịp điệu cường độ trung bình hoặc 75 phút mỗi tuần và mỗi bài tập không được ít hơn 30 phút mỗi tuần hoặc 15 phút.
  • Các hoạt động aerobic cường độ vừa phải : đi bộ nhanh, đạp xe chậm, bơi chậm, chèo thuyền, bóng chuyền, cầu lông, …
  • Các hoạt động thể dục nhịp điệu cường độ cao : đạp xe nhanh, làm nông, leo núi, nhảy dây, võ thuật, đi bộ trong cuộc đua, chạy bộ, bóng rổ, bóng đá, bơi nhanh, v.v.

Với liệu pháp tập thể dục cho bệnh nhân ung thư, cũng được liệt kê một số biện pháp phòng ngừa đặc biệt cho bệnh nhân ung thư khi tập thể dục:

  • Trong quá trình điều trị ung thư có thể xảy ra các phản ứng bất lợi như mệt mỏi, thiếu máu làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Bệnh nhân ung thư phải tập luyện trong khả năng của mình và không được tập quá sức. Nhưng tập thể dục thích hợp có lợi để phục hồi sau những phản ứng bất lợi này.
  • Sự di căn xương của các khối u sẽ làm giảm độ chắc khỏe của xương và tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh nhân bị di căn xương nên giảm các bài tập va chạm và giảm cường độ luyện tập.
  • Những bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc xạ trị và hóa trị đã làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tập thể dục ở những nơi tập thể dục công cộng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Họ nên cố gắng tập thể dục tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế.
  • Những bệnh nhân sử dụng ống thông tĩnh mạch trung tâm hoặc ống thông qua đường thông mũi dạ dày nên tránh các môn thể thao dưới nước như bơi lội.
  • Bệnh nhân ung thư nên thực hiện đánh giá rủi ro khi tập luyện và kiểm tra khả năng tập luyện trước khi bắt đầu tập luyện, tốt hơn hết nên có người nhà hoặc bác sĩ giám sát trong quá trình tập luyện, đồng thời điều chỉnh cường độ và nội dung tập luyện kịp thời tùy theo tình hình thực tế.

3. Đánh giá và Kiểm tra thường sức khỏe thường xuyên

Đây là ưu tiên hàng đầu! Việc tái khám định kỳ cho bệnh nhân khối u chủ yếu là một tháng, ba tháng và sáu tháng sau phẫu thuật, cần làm tốt các đợt kiểm tra khác nhau sẽ giúp phát hiện ra bất thường nhanh hơn và tiêu diệt mầm mống của một số tế bào ung thư, để đưa ra phác đồ phù hợp.

7 chiến lược tăng khả năng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư phổi

Có thể bạn quan tâm:

4. Tinh thần thoải mái

Thái độ tốt là khởi đầu của thành công, người ta nói thích cười sẽ không gặp xui xẻ, khi chúng ta có tinh thần thoải mái việc điều trị sẽ dễ dàng hơn

5. Phòng ngừa nhiễm trùng

Mùa thu đông là mùa có tỷ lệ mắc bệnh cao, nếu có các biểu hiện như viêm đường hô hấp, các bạn phải cảnh giác và điều trị kịp thời, nếu gặp cúm cũng nên tự bảo vệ mình để tránh bị lây nhiễm khác.

6. Bữa ăn hợp lý

Thức ăn là nguồn động lực của chúng ta, ăn ngon là nền tảng, và ăn ngon là chìa khóa! Bệnh nhân ung thư nên quản lý đủ 3 bữa ăn trong ngày, chú ý kết hợp thịt và rau củ, bổ sung thêm nhiều vitamin và protein để nâng cao sức đề kháng bệnh tật của cơ thể.

7. Điều chỉnh giấc ngủ

Giấc ngủ cũng rất quan trọng, ngủ đủ giấc, đủ chất có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch và đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân ung thư. Những người bị rối loạn giấc ngủ có thể thử ngâm chân trước khi đi ngủ hoặc nghe nhạc nhẹ để giúp họ dễ ngủ.

Quá trình chiến đấu với căn bệnh ung thư dù khó khăn nhưng chúng ta cũng không nên nhìn nó một cách tiêu cực, chỉ cần trong lòng còn hy vọng thì sẽ luôn có ngày chúng ta nhìn thấy ánh mặt trời! Hãy gác lại những muộn phiền, hãy cùng nhau sưởi ấm và cổ vũ nhé!

Để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể hơn tăng khả năng miễn dịch cho bệnh nhân với các bác sĩ, chuyên gia, bạn vui lòng liên hệ: 094 230 0707

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt