Nói đến ung thư trong đó có bệnh ung thư tế bào máu mọi người đều nghĩ đến nguy cơ tử vong. Tuy nhiên các bác sỹ của Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt cho biết “không phải ung thư là chết!”
Ung thư tế bào máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) là hiện tượng gia tăng đột biến số lượng bạch cầu trong máu. Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi lượng bạch cầu trong máu quá lớn sẽ dẫn đến hiện tượng xâm lấn hồng cầu. Khi hồng cầu bị tiêu diệt gây ra hiện tượng thiếu máu, ung thư máu, nhiều trường hợp dẫn đến nguy cơ tử vong.
Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm. Điều trị ung thư tế bào máu bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc được đánh giá là một phương pháp mới và hiệu quả nhất trong điều trị căn bệnh này.
1. Ghép tế bào gốc tạo máu là gì?
Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là phương pháp ghép tủy. Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý huyết học và ung thư học. Các bác sỹ tiến hành ghép tế bào gốc lấy từ tủy xương hoặc từ máu để ghép vào cơ thể người bệnh nhằm điều trị các bệnh lý huyết học, miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý liên quan khác.
2. Lịch sử của phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu?
Trong những thập kỷ trước những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tế bào máu cơ hội sống xót gần như không có. Phương pháp ghép tủy ra đời như một “dấu cộng đỏ” cho bệnh nhân mắc căn bệnh ác tính này.
Ca cấy ghép đầu tiên được thực hiện vào năm 1965, tuy nhiên bệnh nhân đã tử vong sau 20 ngày thực hiện cấy ghép.
Ước tính đến năm 2000 cả thế giới đã thực hiện thành công khoảng 500.000 ca cấy ghép mang lại sự sống cho hàng triệu bệnh nhân.
3. Một số phương pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu phổ biến.
– Phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân: Các tế bào được lấy từ cơ thể bệnh nhân đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt rồi được ghép trở lại cơ thể người bệnh.
– Phương pháp cấy ghép tế bào dị thân: Các tế bào cấy ghép được lấy từ một cơ thể khác đi nuôi cấy và đem ghép vào cơ thể bệnh nhân. Ưu điểm của phương pháp này là các tế bào khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh từ tế bào cũ. Tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại rủi do cao, nếu tế bào ghép không tương đồng thì nguy cơ tử vong cao.
– Phương pháp ghép từ tế bào máu ngoại vi: Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp tủy của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm tế bào ung thư, hoặc phương pháp nuôi cấy tế bào tủy xương thất bại. Thực hiện phương pháp này các bác sỹ sẽ tiến hành huy động và tách chiết tế bào bằng các thiết bị hiện đại sau đó sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân.
Bệnh ung thư tế bào máu là ung thư duy nhất của cơ thể không xuất hiện các khối u. Bệnh nhân thường khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu. Các bác sỹ khuyên bạn nên đi khám khi cơ thể có các biểu hiện bất thường như thường xuyên đau nửa đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Phát hiện bệnh sớm giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.