Bạn đang mang trong mình ước mơ làm mẹ nhưng lại lo lắng về bệnh Basedow? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng giữa bệnh Basedow và thai kỳ. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn về kế hoạch mang thai đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bệnh Basedow là gì?
Bệnh Basedow hay gọi cách khác là bệnh Graves là một bệnh rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến tuyến giáp. Cụ thể, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công nhầm tuyến giáp. Qua đây khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, dẫn đến cường giáp ở người.
Triệu chứng phổ biến của bệnh Basedow bao gồm sụt cân, tim đập nhanh, run tay, lo lắng và khó chịu. Đa phần bệnh Basedow thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi 20-50. Tổng quan, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh Basedow là rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng.
>> Xem thêm về bệnh Basedow : Khi nào nên đi khám?
Một số yếu tố từ bệnh basedow có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Nhìn chung, bệnh Basedow thường gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng đối với thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt. Dưới đây là một số yếu tố từ bệnh Basedow làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ:
Basedow và thai kỳ ảnh hưởng do cường giáp
Thứ nhất, bệnh Basedow làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt trong ba tháng đầu. Ngoài ra, một triệu chứng ảnh hưởng điển hình khác là trẻ có thể bị sinh non, tức là sinh con trước 37 tuần.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai mắc Basedow cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Đây là một tình trạng nghiêm trọng với huyết áp cao và protein niệu. Điều này có thể dẫn đến co giật và tổn thương nội tạng.
Một biến chứng đáng lo ngại khác là bong nhau thai. Nghĩa là nhau thai tách khỏi thành tử cung của mẹ gây chảy máu nặng. Mặc dù hiếm gặp hơn, suy tim sung huyết và bão giáp – một biến chứng đe dọa tính mạng do cường giáp cực kỳ nghiêm trọng. Ngoài ra, cường giáp không kiểm soát có thể dẫn đến thai chết lưu. Hoặc có thể dẫn đến thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR).
Cuối cùng, basedow ảnh hưởng đến việc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Tổng lại bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và trẻ rất nghiêm trọng.
Thai kỳ ảnh hưởng do thuốc điều trị bệnh Basedow
Dị tật bẩm sinh: Một số thuốc kháng giáp như methimazole (MMI) có thể gây dị tật bẩm sinh nếu dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể dị tật này có thể bao gồm dị tật vùng đầu mặt, khuyết tật tim và bất thường ở đường tiêu hóa.
Suy giáp ở trẻ sơ sinh: Suy giáp bẩm sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh bị suy giáp bẩm sinh có thể có các triệu chứng như vàng da kéo dài, bú kém, táo bón, ngủ nhiều và chậm phát triển vận động.
Ảnh hưởng do kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb)
Cường giáp ở trẻ sơ sinh: Khi kháng thể TRAb của mẹ có thể đi qua nhau thai và gây di truyền cường giáp cho trẻ sơ sinh. Theo đó cường giáp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ ở trẻ sơ sinh. Về sau gây ra các vấn đề về học tập và hành vi của trẻ.
Nhìn chung, mức độ nghiêm trọng của những ảnh hưởng giữa Basedow và thai kỳ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và mức độ kiểm soát bệnh. Qua đây, việc theo dõi và điều trị chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Khuyến nghị cho người bệnh Basedow có kế hoạch mang thai
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là gặp bác sĩ nội tiết. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng Basedow của bạn, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như các yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Họ cũng sẽ thảo luận về kế hoạch mang thai của bạn và đề xuất phương pháp điều trị tối ưu.
Mục tiêu chính là kiểm soát cường giáp và đưa nồng độ hormone tuyến giáp về mức bình thường trước khi mang thai. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và bé.
Tại đây, bạn cần phải hiểu rằng, cần tránh việc mang thai trong khi mẹ đang mắc Basedow. Tập trung điều trị bệnh để vững tâm bước vào một thai kỳ khỏe mạnh.
Đối với người đã từng mắc bệnh Basedow và điều trị khỏi thì cũng cần theo dõi sát xao tình trạng sức khỏe khi có ý định mang thai. Hãy thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo an toàn và tránh trường hợp tái phát lại bệnh.
Tại HTYT Hưng Việt, đội ngũ bác sĩ luôn đặt sự an toàn của ng mẹ lẫn thai nhi lên hàng đầu. Do đó chúng tôi khuyến nghị người bệnh cần có liệu trình điều trị bệnh Basedow trước khi mang thai. Khi đó, sự an toàn của mẹ và bé sẽ cao hơn trường hợp mang thai trong khi mắc bệnh Basedow.
>> Xem thêm: Phòng tránh các bệnh tuyến giáp trong thời kỳ mang thai
Kết
Mặc dù bệnh Basedow và thai kỳ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhưng với sự điều trị khoa học bạn hoàn toàn có thể vượt qua. Hãy chủ động khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị bệnh Basedow của bác sĩ để điều trị thành công và chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.