Điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131

4.8/5 - (17 bình chọn)

Nếu được điều trị bằng các phương pháp chính thống, ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi với tiên lượng gần 100%. Trong đó, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131 là một trong những phương pháp hiện đại cho hiệu quả cao và khá an toàn. Cùng Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tìm hiểu những thông tin và lưu ý quan trọng khi áp dụng phương pháp này nhé.

1. Điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ là gì?

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng idod phóng xạ là phương pháp xạ trị trong. Do tuyến giáp có khả năng hấp thụ gần như tất cả iốt khi được đưa vào cơ thể, vì thế phương pháp iod phóng xạ thường được chỉ định để điều trị ung thư tuyến giáp. Bệnh nhân sẽ được cung cấp iốt phóng xạ bằng đường uống. Khi đi vào cơ thể, các tế bào nang giáp bắt giữ iod phóng xạ, bức xạ ion hóa từ iod phóng xạ sẽ hoạt động bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư.

Liều bức xạ được sử dụng khi điều trị ung thư tuyến giáp mạnh hơn nhiều so với liều lượng được sử dụng trong quét tia phóng xạ.

Liệu pháp uống iốt phóng xạ có thể được sử dụng để tiêu diệt và phá hủy bất kỳ tế bào ung thư tuyến giáp nào còn sót lại hoặc không thể loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật. Đồng thời làm giảm khả năng ung thư tuyến giáp có thể tái phát trở lại.

Phương pháp này cũng dùng để điều trị một số loại ung thư tuyến giáp đã di căn đến các hạch bạch huyết và các bộ phận khác. Trong trường hợp này, sau thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung điều trị ung tuyến giáp bằng phóng xạ I-131.

1.1. Vai trò

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131 có vai trò quan trọng:

  • Liệu pháp I-131 giúp bệnh nhân kéo dài sự sống trong trường hợp ung tuyến giáp thể biệt hóa (thể nhú hoặc thể nang) đã bị di căn tới cổ hoặc những bộ phận khác trong cơ thể.
  • Lợi ích và hiệu quả của phương pháp I-131 rõ rệt hơn đối với các bệnh nhân ung thư tuyến giáp khối u còn nhỏ và chưa di căn, có thể tiêu diệt hoàn toàn bằng phẫu thuật.

 

Mục đích của điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ
Xạ trị phóng xạ I-131 giúp tiêu diệt tế bào ung thư, kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

1.2. Thời điểm sử dụng phương pháp

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể thực hiện điều trị bằng I-131 ở bất kỳ thời điểm nào. Nhưng thời điểm thích hợp nhất là 6 tuần đến 6 tháng sau khi phẫu thuật. Trong thời gian này, bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân để xem xét có cần thiết phải trị liệu iốt phóng xạ không.

thuốc xạ trị ung thư tuyến giáp I-131
Thời điểm thích hợp nhất để điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ 131 là 6 tuần đến 6 tháng sau khi phẫu thuật

2. Chỉ định và chống chỉ định trong điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131 là phương pháp hiệu quả và an toàn nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định trong điều trị bằng phóng xạ I-131 cụ thể như sau:

2.1. Đối tượng chỉ định

Các đối tượng chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp bằng liệu pháp phóng xạ I – 131 gồm:

  • Những bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở giai đoạn 2 – 4 vì có nguy cơ tái phát cao. Mục đích là để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, ung thư di căn xa và ngăn chặn bệnh tái phát.
  • Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (thể nhú hoặc thể nang): Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa là loại ung thư tuyến giáp phổ biến, thường xuất hiện dưới dạng nang, nhân không đều hoặc các khối u trong nhu mô tuyến giáp bình thường. Liệu pháp điều trị iốt phóng xạ được sử dụng trong trường hợp này để phá hủy các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
  • Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã lan tới hạch bạch huyết hoặc di căn xa: Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa xảy ra khi các tế bào dị biệt nhân lên và phát triển, tạo thành các khối u ác tính ở tuyến giáp. Tuy nhiên, do các tế bào ung thư ở thể này có tính biệt hóa và mức độ ác tính thấp nên chúng phát triển tương đối chậm.

Tác dụng của điều trị phóng xạ I-131 là điều trị một số loại ung thư tuyến giáp đã di căn đến hạch bạch huyết và các bộ phận khác trong cơ thể. Sử dụng liệu pháp I-131 giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống.

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131
Xạ trị phóng xạ I-131 được chỉ định cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang ở giai đoạn 2 – 4

2.2. Đối tượng chống chỉ định

Các đối tượng chống chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp bằng liệu pháp phóng xạ I-131 gồm:

  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Đây là một dạng ung thư tuyến giáp hiếm gặp, chiếm khoảng 5% ung thư tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp không biệt hóa: Loại ung thư tuyến giáp này cực kỳ hiếm gặp, chỉ chiếm 1% tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp nhưng có tỷ lệ tử vong cao, chống chỉ định điều trị bằng liệu pháp I-131.
  • Phụ nữ đang có thai tuyệt đối không được sử dụng iốt phóng xạ dù là loại 123 hay 131 để chẩn đoán hay điều trị.
các thể ung thư tuyến giáp
Liệu pháp phóng xạ I-131 chống chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư tuyến giáp không biệt hóa

3. Lưu ý để điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ hiệu quả

Có nhiều vấn đề người bệnh cần lưu ý và chuẩn bị trước và sau điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131 để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Cụ thể như sau:

3.1. Chuẩn bị trước khi điều trị

Trước khi điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131, bệnh nhân cần:

  • Ngừng uống thuốc hormone tuyến giáp thay thế từ 4-6 tuần hoặc tiêm thyrotropin, giúp tăng khả năng hấp thu I-131 để đạt hiệu quả điều trị tối đa.
  • Ngừng uống thuốc hormon tuyến giáp thay thế: Mục đích là cố ý gây ra tình trạng suy giáp và khiến tuyến yên tiết ra nhiều TSH hơn. Khi chỉ số TSH đạt tới mức cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ thì bệnh nhân mới bắt đầu uống I-131.
  • Tiêm thyrotropin: Người bệnh cần tiêm thyrotropin 2 ngày liên tục, sau đó tiến hành iốt phóng xạ vào ngày thứ 3. Tiêm thyrotropin có thể giữ lại hormone tuyến giáp trong thời gian dài.
  • Không ăn thực phẩm chứa iốt khoảng 2-3 tuần trước khi điều trị: Nếu bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã có sẵn quá nhiều iốt sẽ làm giảm hiệu quả điều trị do tuyến giáp sử dụng iốt đó thay vì dùng iốt phóng xạ.

– Thực phẩm nên ăn: Bạn có thể ăn bao nhiêu loại thực phẩm này tùy thích vì hàm lượng iodine trong chúng rất thấp. Những loại thực phẩm này bao gồm: Rau lá xanh (rau bina, rau diếp); các loại hạt (hạt điều, hạt bí, hạnh nhân; thực phẩm giàu các vitamin A, C, E và B (thịt lợn, trứng, hải sản có vỏ cứng, các loại đậu, mầm lúa mì, đậu Hà lan, ngũ cốc nguyên hạt); thực phẩm nhiều kẽm, đồng và sắt (gan bê, nấm, củ cải, rau mồng tơi)…
– Thực phẩm hạn chế: Người bệnh nên hạn chế ăn mì, phở, bún, thịt gà công nghiệp, thịt bò…
– Thực phẩm cần tránh: Muối i-ốt, muối biển; các loại vitamin tổng hợp có chứa i-ốt; sữa và các sản phẩm từ sữa (kem, sữa chua, pho mát, bơ); một số hải sản (cá, sushi, tảo bẹ, động vật có vỏ, rong biển); các loại bánh gato, bánh quy; lòng đỏ trứng; sôcôla sữa; sữa đậu nành, nước tương, đậu phụ; đồ ăn chế biến sẵn…

không ăn thực phẩm chứa iốt trước khi điều trị xạ trị
Bệnh nhân không ăn thực phẩm chứa iốt khoảng 2-3 tuần trước khi điều trị xạ trị phóng xạ I-131

3.2. Lưu ý sau khi điều trị

Do I-131 có khả năng phóng xạ nên người bệnh sau khi xạ trị phóng xạ cần tránh tiếp xúc với những người khác, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ để ngăn nhận bức xạ. Tuân thủ cách ly từ 3 – 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ, chỉ khi nào bác sĩ đánh giá an toàn thì bệnh nhân mới được về nhà hoặc tiếp xúc với người khác.

Các biện pháp phòng ngừa an toàn như sau:

  • Giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc gần với mọi người: Không đến nơi đông người; không sử dụng các phương tiện giao thông công cộng; tránh ôm và hôn người khác. Giữ khoảng cách (1,8m), không đứng hoặc ngồi gần với những người làm việc cùng trong khoảng 1 vài tuần.
  • Không ngủ chung giường: Nên chuẩn bị một chiếc giường riêng để ngủ sau khi xạ trị bằng phóng xạ 131 để đảm bảo an toàn cho người thân của bạn.
    Không quan hệ tình dục: Phụ nữ sau xạ trị phóng xạ 131 ung thư tuyến giáp muốn có thai phải đợi ít nhất 6 – 12 tháng. Nguyên nhân là do buồng trứng cũng có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ trong quá trình điều trị.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Sau điều trị, một lượng nhỏ bức xạ sẽ vẫn còn trong nước tiểu, nước bọt và mồ môi. Do đó trong 1 vài tuần bệnh nhân cần sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát đĩa, cốc uống nước. Sau khi đi vệ sinh cần xả bồn cầu 2 lần và rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.

Lưu ý khác:

  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ các thay đổi bất thường của cơ thể để có hướng xử lý kịp thời.
  • Ăn đồ ăn dạng lỏng để hạn chế tình trạng khó nuốt và dễ tiêu hóa.  Ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng. Không nên ăn đồ ăn cay nóng, khó tiêu như đồ chiên, nướng.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng và giảm những ảnh hưởng xấu do xạ trị phóng xạ gây ra.
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.
  • Sinh hoạt khoa học và lành mạnh, tránh thức khuya.
cách ly sau khi uống I-131
Sau khi uống phóng xạ, người bệnh cần tuân thủ cách ly từ 3 – 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ

4. Chi phí điều trị ung thư tuyến giáp bằng I-131

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131 bao gồm: cơ sở xạ trị, bác sĩ thực hiện, giai đoạn bệnh, tần suất sử dụng, mức độ đáp ứng. Do đó mức chi phí thực hiện điều trị ung thư tuyến giáp bằng iốt phóng xạ 131 là không giống nhau.

Tuy nhiên, chi phí trung bình đối với xạ trị trong, điều trị bằng Iốt phóng xạ 131 là khoảng 3 – 5 triệu đồng, với tần suất từ 4 – 6 đợt.

Ngoài ra, bệnh nhân còn phải chi trả khá nhiều các khoản chi phí khác như: thuốc, xét nghiệm, ăn uống, giường bệnh… Nếu theo hết phác đồ điều trị của bác sĩ chỉ chi phí xạ trị 131 có thể lên tới vài trăm triệu.

Tuy nhiên, bệnh nhân điều trị I-131 ung thư tuyến giáp có thể được hưởng bảo hiểm để giảm gánh nặng chi phí khi: Có đăng ký nơi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu; có giấy tờ chuyển tuyến điều trị trong trường hợp chuyển cơ sở điều trị. Mức hưởng bảo hiểm 100%, 95% và 80% tùy theo từng đối tượng.

Chi phí điều trị bằng Iốt phóng xạ 131
Chi phí trung bình đối với xạ trị trong, điều trị bằng Iốt phóng xạ 131 là khoảng 3 – 5 triệu đồng, với tần suất từ 4 – 6 đợt

5. Tác dụng phụ có thể gặp khi điều trị phóng xạ I-131 và cách khắc phục

Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và liều lượng iốt phóng xạ mà bệnh nhân xạ trị bằng phóng xạ I-131 có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Viêm tuyến nước bọt: Sau điều trị I-131, các tuyến nước bọt của bệnh nhân có thể bị viêm và gây ra các triệu chứng đau, sưng. Người bệnh có thể khắc phục bằng cách uống thuốc giảm đau.
  • Khô miệng, khó nuốt, giọng nói khàn: Ở một số bệnh nhân, xạ trị I-131 có thể gây tổn thương tuyến nước bọt, gây ra tình trạng tiết ít nước bọt khiến người bệnh có cảm giác bị khô miệng, khó nuốt, giọng nói khàn. Tác dụng phụ này sẽ cải thiện dần theo thời gian. Để khắc phục, bệnh nhân nên uống nhiều nước, ngậm đồ ngọt hoặc nhai kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt hoạt động.
  • Sưng cổ, đỏ mặt: Một số bệnh nhân sau xạ trị I-131 bị sưng cổ và đỏ mặt trong vài ngày. Nguyên nhân có thể là do I-131 phá hủy các tế bào ung thư gây phản ứng viêm tại chỗ. Nếu gặp tác dụng phụ này, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục.
  • Buồn nôn: Tác dụng phụ nôn và buồn nôn thường xảy ra trong ngày đầu điều trị bằng I-131.
  • Tiêu chảy: Đôi khi, tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.
  • Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Nam giới điều trị bằng I-131 không chỉ bị suy giảm số lượng tinh trùng mà còn có thể bị vô sinh tạm thời trong khoảng 2 năm nếu điều trị với liều lượng phóng xạ cao. Do đó, nam giới trước khi thực hiện điều trị ung thư tuyến giáp bằng iốt phóng xạ nên gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng để bảo quản nếu muốn có con. Phụ nữ tuy không bị mất khả năng sinh sản nhưng cần tránh mang lại trong thời gian xạ trị iốt và sau xạ trị từ 6 – 12 tháng.
  • Khô hoặc chảy nước mắt: Chất iốt phóng xạ làm giảm sự hình thành nước mắt ở một số người, dẫn đến khô mắt.
  • Thiếu máu: Sử dụng liệu pháp iốt phóng xạ còn có thể gây ảnh ảnh hưởng đến tủy xương – chất tạo ra các tế bào hồng cầu, tiểu cẩu và bạch cầu. Hậu quả là giảm làm số lượng tế bào máu. Tuy nhiên, vấn đề này không quá nghiêm trọng và cũng không kéo dài.
  • Mệt mỏi: Bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt mỏi cho đến 1 năm sau khi điều trị. Nếu ngừng hormon thay thế trong thời gian chuẩn bị điều trị phóng xạ, bệnh nhân có khả năng có các tác dụng phụ của suy giáp gây mệt mỏi, táo bón, khô da và tóc, ăn không ngon, trầm cảm, tăng cân, suy giảm trí nhớ, nhịp tim thay đổi, đau khớp, đau cơ…
 các tuyến nước bọt có thể bị viêm, đau, sưng
Sau điều trị I-131, các tuyến nước bọt của bệnh nhân có thể bị viêm và gây ra các triệu chứng đau, sưng

6. Giải đáp thắc mắc

Có khá nhiều thắc mắc về phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131, dưới đây là một số thắc mắc phổ biến.

6.1. Chăm sóc người bệnh ung thư tuyến giáp điều trị bằng I-131 như thế nào?

Theo dõi bệnh nhân sát sao sau điều trị ung thư tuyến giáp bằng I-131, nếu phát hiện bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để có cách xử lý kịp thời. Tạo môi trường thoải mái và yên tĩnh để người bệnh nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.

Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đủ dinh dưỡng. Giúp người bệnh giảm buồn chán và lo lắng bằng các hoạt động giải trí phù hợp như nghe nhạc, xem tivi, đọc sách…

6.2. Có được mang điện thoại khi đi uống Iốt phóng xạ không?

Sau khi uống iốt phóng xạ, người bệnh có thể sử dụng điện thoại bình thường, không cần phải kiêng. Tuy nhiên, cần sử dụng ở mức hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để sức khỏe mau phục hồi.

6.3. Liều phóng xạ I-131 điều trị thời gian bao lâu?

Bệnh nhân uống liều phóng xạ I-131 trên 30 mCi sẽ cần điều trị nội trú, cách ly 2 ngày và theo dõi tại bệnh viện. Ngược lại, người bệnh uống liều dưới 30 mCi được điều trị ngoại trú và cách ly tại nhà. Sau khi uống phóng xạ, người bệnh cần tái khám định kỳ  từ 3 – 6 tháng.

6.4. Tiếp xúc với người uống phóng xạ có sao không?

Vì I-131 có khả năng phóng xạ nên bạn cần tránh tiếp xúc với những người vừa uống phóng xạ, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc với bệnh nhân uống phóng xạ.

6.5. Điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ ở đâu?

Lựa chọn địa chỉ điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ I-131 tốt sẽ cho hiệu quả điều trị cao và tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Khi điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, khách hàng sẽ được điều trị bởi các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về bệnh lý tuyến giáp và nội tiết, với hàng chục năm kinh nghiệm chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân. Quy trình chữa bệnh chuẩn châu Âu, trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm…

điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ tại hưng việt
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt – địa chỉ điều trị ung thư uy tín và tin cậy được nhiều khách hàng tin chọn.

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ I-131 là phương pháp an toàn, hiệu quả cao. Tuy nhiên, liệu pháp này cũng không thể tránh khỏi các tác dụng phụ vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng hướng dẫn của bác sĩ cả trước, trong và sau khi xạ trị I-131. Đặc biệt, cần thông báo ngay cho bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường để được xử lý kịp thời.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

4.8/5 - (17 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt