Hiểu đúng về hóa trị ung thư tuyến giáp

5/5 - (1 bình chọn)

Hóa trị ung thư tuyến giáp ít có tác dụng với bệnh, chỉ được áp dụng trong một số thể ung thư tuyến giáp kém biệt hóa hoặc không biệt hóa giúp hỗ trợ điều trị. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về vai trò, cách thực hiện, lưu ý và tiên lượng sống khi điều trị ung thư tuyến giáp bằng hóa trị để bạn đọc nắm rõ.

Có thể bạn quan tâm: Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú: Nguyên tắc và phương pháp hiệu quả

1. Vai trò của hóa trị ung thư tuyến giáp?

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua cơ chế kìm hãm sự phát triển, phân chia của chúng. Một chế độ hóa trị liệu là sự kết hợp sử dụng một hay nhiều hóa chất truyền vào cơ thể cho bệnh nhân ung thư.

Tuyến giáp bình thường và tuyến giáp có khối u
Tuyến giáp bình thường và tuyến giáp có khối u

Đối với ung thư tuyến giáp, hóa trị ít có tác dụng trong đa số trường hợp. Chúng thường chỉ được áp dụng trong một số thể ung thư tuyến giáp kém biệt hóa hoặc không biệt hóa. Tùy trường hợp có thể áp dụng hóa chất đơn thuần (đơn hóa chất/đa hóa chất) hoặc điều trị hóa – xạ trị đồng thời.

Các loại thuốc hóa chất thường dùng trong hóa trị ung thư tuyến giáp bao gồm:

  • Dacarbazine
  • Vincristine
  • Cyclophosphamide
  • Doxorubicin
  • Streptozocin
  • Fluorouracil
  • Paclitaxel
  • Docetaxel
  • Carboplatin

Thuốc hóa trị có vai trò đặc biệt, giúp hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư và kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhờ việc:

  • Làm khối u chậm phát triển.
  • Làm giảm bớt kích thước khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật hoặc xạ trị.
  • Làm giảm bớt triệu chứng (chẳng hạn như đau).
  • Tiêu diệt các tế bào ác tính còn sót lại sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u (còn được gọi là điều trị bổ trợ), giúp đề phòng bệnh tái phát.

2. Hóa trị ung thư tuyến giáp bằng cách nào?

Hóa trị có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Các dược chất được đưa vào cơ thể bệnh nhân qua đường uống hoặc đường tiêm.

  • Thuốc dùng theo đường uống: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nang để uống.
  • Thuốc dùng đường tiêm:
    • Thuốc dùng theo đường tĩnh mạch: Tiêm đường tĩnh mạch cho phép thuốc được hấp thu rất nhanh vào tuần hoàn máu và đi khắp cơ thể. Đây là đường dùng phổ biến nhất cho các thuốc hóa chất, bởi vì hầu hết các thuốc hóa chất đều dễ dàng được hấp thu vào máu. Thuốc có thể được truyền tĩnh mạch kéo dài trong vài giờ, vài ngày, thậm chí vài tuần. Trong trường hợp hóa trị kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, bệnh nhân có thể phải đặt đường truyền cố định vào tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch dưới đòn.
    • Thuốc dùng theo đường tiêm dưới da: Đa số là các thuốc có dạng sản phẩm sinh học. Đối với bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp, cách tiêm này sẽ giúp người bệnh ít bị chảy máu hơn so với cách tiêm bắp.
    • Thuốc dùng theo đường tiêm bắp: Tiêm bắp giúp thuốc được hấp thụ nhanh hơn đường uống nhưng chậm hơn đường dưới da, dưới lưỡi và đường tiêm tĩnh mạch.

Tuy nhiên, hầu hết các thuốc hóa chất lại không dùng đường này. Do một số loại thuốc có nguy cơ hoại tử cơ hoặc gây áp xe phần mềm nếu tiêm bắp.

Hóa trị ung thư tuyến giáp
Hóa chất có thể đi theo đường uống hoặc đường tiêm vào cơ thể bệnh nhân

3. Hóa trị chữa khỏi ung thư tuyến giáp được không?

Hóa trị thường chỉ được áp dụng trong một số trường hợp ung thư tuyến giáp thể kém biệt hóa hoặc không biệt hóa. Ung thư tuyến giáp ở thể này có mức độ ác tính cao và thường phát triển với tốc độ rất nhanh. Do đó, hóa trị đơn độc khó có thể điều trị khỏi mà cần phối hợp nhiều phương pháp như hóa xạ trị kết hợp, hóa trị bổ trợ cho phẫu thuật.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa như sau:

  • Giai đoạn đầu: Tỷ lệ sống thêm 5 năm đạt khoảng 31%.
  • Giai đoạn 2 và 3: Tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn khoảng 10%.
  • Giai đoạn cuối: Tỷ lệ sống thêm 5 năm còn cực kỳ thấp, chỉ khoảng 3%.

4. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư tuyến giáp

Tác dụng phụ là một trong những lo lắng chính của người bệnh khi điều trị bằng hóa chất. Không chỉ ảnh hưởng tới người bệnh, tác dụng phụ đôi lúc còn khiến bác sĩ điều trị phải thay đổi phác đồ và cách chăm sóc của người nhà bệnh nhân.

 tác dụng phụ của hóa trị ung thư tuyến giáp
Hóa trị gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Tác dụng phụ của hóa trị biểu hiện ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Từ đó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Không những thế, tác dụng phụ của hóa trị ung thư còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bệnh nhân và đôi khi là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân bỏ dở quá trình điều trị.

Một số tác dụng phụ của hóa trị ung thư tuyến giáp bao gồm:

Rụng tóc: Hầu hết các bệnh nhân điều trị hóa chất đều rụng tóc do cơ chế chính của thuốc chống ung thư được sử dụng trong quá trình hóa trị là tiêu diệt các tế bào có khả năng sinh sản và tăng trưởng nhanh, như tế bào ung thư.

Vì thế nên thuốc này cũng ảnh hưởng đến những tế bào có khả năng tăng trưởng khá nhanh trong cơ thể như: tế bào biểu bì, những phần phụ của da như móng, nang lông,…

Tình trạng rụng tóc gặp ở hầu hết bệnh nhân hóa trị
Tình trạng rụng tóc gặp ở hầu hết bệnh nhân hóa trị

Lở miệng: Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân kết hợp điều trị hóa trị và xạ trị hoặc do các thuốc như methotrexate, capecitabin, 5-fluorouracil, cisplatin, carboplatin… Biểu hiện lở miệng có thể từ nhẹ đến nặng, làm bệnh nhân đau đớn và hạn chế ăn uống.

Có thể cải thiện triệu chứng này bằng cách kết hợp điều trị giảm đau, giữ vệ sinh răng miệng, không để khô miệng. Sử dụng thuốc kháng nấm (mycostatin, fluconazole), thuốc chống virus Herpes…

Buồn nôn và ói mửa: Các thuốc thường gặp gây nôn ói cao như carmustin, cisplatin, cyclophosphamide > 1500 mg/m2; trung bình như doxorubicin, epirubicin, oxaliplatin, ifosfamide. Vấn đề quan trọng là cần phòng ngừa trước khi xảy ra nôn vì khi đã nôn rồi thì khó kiểm soát triệu chứng.

Có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng trước, trong và sau hóa trị với các thuốc kháng receptor serotonin 5HT3 như nhóm setron (ondansetron, granisetron, palonosetron), benzamide (metoclopramide), corticosteroid (dexamethasone)…

Buồn nôn do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị
Buồn nôn do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị

Bệnh tiêu chảy: Tế bào niêm mạc đường ruột cũng là loại tế bào nhạy cảm với hóa chất. Chúng bị tiêu diệt và suy giảm nặng nề nên các chức năng của dạ dày, ruột non, đại tràng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh nhân sẽ bị rối loạn tiêu hóa khác xuất hiện: phân lỏng, táo bón… hay những triệu chứng của tiêu hóa như:  mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon là những triệu chứng phổ biến, có thể có cơn nôn mửa.

Tăng khả năng nhiễm trùng: Do quá ít tế bào bạch cầu, đây chính là các tế bào miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus và tăng khả năng nhiễm trùng.

Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu do quá ít tiểu cầu trong máu: Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu nên khi thiếu dễ bị xuất huyết dưới da hoặc nội tạng. Các biểu hiện thường gặp là chảy máu cam, nốt (mảng) xuất huyết dưới da ở những nơi va chạm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu tươi, kinh nguyệt ra nhiều máu hơn và kéo dài hơn bình thường…

Da dễ bị bầm tím là một trong những tác dụng phụ của hóa trị
Da dễ bị bầm tím là một trong những tác dụng phụ của hóa trị

Mệt mỏi: Mệt mỏi do thiếu máu thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị. Trường hợp nặng phải điều trị bằng truyền hồng cầu lắng, nhẹ hơn có thể dùng thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu (epoetin alfa, beta, darbepoetin alfa), sulfate sắt uống. Sử dụng thuốc pemetrexed phải dùng kèm với vitamin B và acid folic. Cần duy trì Hb của bệnh nhân ở mức 10 – 12g/dl.

Tuy nhiên, người bệnh đừng nên quá lo lắng vì những tác dụng phụ này thường ngắn hạn và hết sau khi điều trị xong. Ngoài ra, cũng có nhiều cách để giảm bớt những tác dụng phụ này. Ví dụ, các loại thuốc có thể được đưa ra để giúp ngăn ngừa hoặc giảm buồn nôn và nôn. Nếu bạn đang dùng doxorubicin (gây ảnh hưởng đến chức năng tim), bác sĩ sẽ kiểm tra tim thường xuyên bằng các xét nghiệm như siêu âm tim.

5. Thời  gian hóa trị ung thư tuyến giáp

Thời gian hóa trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào các yếu tố: Giai đoạn bệnh, sức khỏe bệnh nhân, loại thuốc hóa chất, phác đồ điều trị, mục đích điều trị, thời gian phục hồi sức khỏe sau khi hóa trị… Bệnh nhân thường được hóa trị ung thư theo từng chu kỳ, kèm giai đoạn vào thuốc và giai đoạn nghỉ.

Một chu kỳ điều trị 4 tuần gồm: 1 tuần vào thuốc + 3 tuần nghỉ. Việc nghỉ ngơi cho phép cơ thể bệnh nhân tái tạo các tế bào khỏe mạnh. Khi một chu kỳ đã được lên lịch, bệnh nhân không được tự ý bỏ ngang việc điều trị.

6. Lưu ý khi hóa trị ung thư tuyến giáp

Hóa trị giúp bệnh nhân “thoát khỏi” ung thư nhưng hóa trị cũng làm “hao mòn” cơ thể người bệnh. Do đó, việc chăm sóc người bệnh rất quan trọng. Một số yếu tố phải đặt lên hàng đầu như: dinh dưỡng, miễn dịch và thể trạng.

6.1. Về chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân cần được bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu để tránh các tổn thương hệ tiêu hóa vốn đang rất yếu. Cá, thịt trắng, và trứng là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ cho bệnh nhân.

Đồng thời bệnh nhân cũng rất cần bổ sung khoáng chất và vitamin để bù đắp lượng thiếu hụt và suy giảm do quá trình hóa trị. Các loại rau xanh như bắp cải, xà lách, súp lơ, cà rốt rất phù hợp để thực hiện nhiệm vụ này.

Dinh dưỡng hợp lý giúp hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp tốt hơn
Dinh dưỡng hợp lý giúp hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp tốt hơn

6.2. Về khả năng miễn dịch

Quá trình hóa trị ung thư có thể làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Khi số lượng bạch cầu thấp hơn bình thường, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý những hoạt động sau đây nhằm đề phòng sự nhiễm trùng.

  • Trước khi ăn, trước và sau khi ngủ, bệnh nhân phải rửa tay sạch sẽ.
  • Khi chăm sóc bệnh nhân hóa trị, nên để họ tránh những nơi đông người. Những người có bệnh về vấn đề nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, sởi, cảm, thủy đậu.
  • Cẩn thận khi sử dụng, dao lam, kim hoặc dao.
  • Cần sử dụng loại bàn chải đánh răng mềm.
  • Không nên làm trầy xước những mụn nhọt.
  • Tắm bằng nước ấm mỗi ngày, không chà xát cơ thể, lau khô bằng khăn mềm.
  • Sử dụng những chất bôi da để làm lành các vết thương nhỏ trên da nếu da bị trầy xước và khô.
  • Khi bị trầy xước, cần rửa sạch vết cắt hoặc vết trầy ngay với xà phòng, nước ấm và dung dịch sát khuẩn.

6.3. Luyện tập tăng cường thể trạng sau hóa trị

Đối với bệnh nhân hóa trị liệu, hóa chất không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào khỏe mạnh khác như tế bào máu. Chúng khiến cơ thể dễ bị thiếu máu , gây cảm giác mệt mỏi triền miên, tế bào miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Vì vậy luyện tập góp phần đẩy lùi nguy cơ này cũng như hiện tượng suy yếu cơ bắp do tác dụng phụ của hóa chất.

Thông thường, sau một đến bảy ngày quá trình hóa trị, nếu không phải kiêng kị thì bệnh nhân nên có thể nhờ người nhà giúp đỡ trong việc đi lại, tập những động tác nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.

Tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
Tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

7. Chi phí hóa trị ung thư tuyến giáp

Trung bình một quá trình điều trị hóa trị ung thư tuyến giáp có chi phí vào khoảng 50-60 triệu đồng. Trong đó, chi phí chạy hóa trị bằng máy và truyền hóa chất khoảng: 200.000đ – 500.000đ/lần.

Như vậy, hóa trị ung thư tuyến giáp có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả. Đặc biệt, các phương pháp điều trị này phải được thực hiện ở địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng như Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để bảo đảm an toàn và tăng hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ ngay theo hotline 024 6250 0707 của bệnh viện nhé!

 

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt