Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa gồm thể nhú, thể nang hoặc hỗn hợp nang và nhú. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể nhú là phổ biến nhất, chiếm tới 70 – 80%. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tiên lượng sống của ung thư tuyến giáp thể nhú là gần 100%. Cùng Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tìm hiểu về nguyên tắc và phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú hiệu quả qua bài viết sau.
1. Nguyên tắc điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú
Ung thư tuyến giáp thể nhú còn có tên gọi là ung thư biểu mô nhú. Đây là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất, xảy ra ở những tế bào sản xuất hormone tuyến giáp có chứa Iốt và thường xuất hiện ở cả hai bên của tuyến giáp.
Tế bào ung thư dạng này thường lan đến các hạch bạch huyết ở cổ và cũng có thể di căn xa hơn, lan đến cả phổi, thực quản. Tuy nhiên, cơ hội chữa khỏi của hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú đều rất tốt.
Ung thư tuyến giáp dạng thể nhú có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em, người trẻ. Nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi 20 – 74, nữ chiếm ưu thế.
Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp thể nhú bao gồm:
Giai đoạn 1:
- Ở giai đoạn đầu của ung thư tuyến giáp thể nhú, người bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện bệnh.
- Lúc này, khối u có kích thước chỉ dưới 2 cm. Khối u chỉ mới hình thành ở bên trong tuyến giáp và chưa lây lan ra hạch bạch huyết hay các bộ phận xung quanh.
Giai đoạn 2:
- Ở giai đoạn này, người bệnh đã có biểu hiện đau và nuốt khó.
- Kích thước khối u lớn hơn, từ 2 – 4 cm; đồng thời bắt đầu lan ra các khu vực bên ngoài tuyến giáp.
Giai đoạn 3:
- Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau gây khó chịu.
- Kích thước khối u tăng vượt 4 cm, nhưng chưa lan đến hạch bạch huyết.
Giai đoạn 4:
- Ở giai đoạn cuối, các khối u không chỉ tăng mạnh về kích thước mà còn lan ra các hạch bạch huyết ở ngực, cổ rồi lan đến gần các mạch máu bên trong cơ thể.
- Trường hợp nguy hiểm là khối u sẽ di căn và lây lan tới phổi, xương…
Các nguyên tắc điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú đó là:
- Điều trị đa mô thức: Là phương pháp điều trị sử dụng nhiều hơn một phương thức hoặc loại thuốc. Thông thường, điều trị đa mô thức ung thư tuyến giáp thể nhú gồm các phương pháp như: phẫu thuật; xạ trị; hóa trị; điều trị tại chỗ, tại vùng hoặc toàn thân; liệu pháp đích.
- Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư: Giai đoạn 1 (phẫu thuật cắt tuyến giáp; xạ trị; nội tiết trị liệu); giai đoạn 2 (phẫu thuật; xạ trị bằng tia phóng xạ; hóa trị; liệu pháp hormone); giai đoạn 3 (phẫu thuật; liệu pháp hormone; phóng xạ iod; xạ trị bên ngoài); giai đoạn 4 (xạ trị, hóa trị).
- Điều trị tuân theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh. Việc ra quyết định điều trị dựa trên 3 yếu tố quan trọng:
-
- Phương pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú, dựa vào giai đoạn bệnh, tác dụng phụ, sức khỏe của bệnh nhân.
- Mong muốn của người bệnh và yêu cầu của người nhà bệnh nhân.
- Khả năng và kết quả mang lại tốt nhất.
- Có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý khi điều trị: Bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất (đạm; bột đường; chất béo; vitamin, khoáng chất và nước). Tăng cường ăn nhiều rau, cá, ăn ít thịt kết hợp với việc vận động và tập thể dục thể thao hợp lý để có đủ sức khỏe chống lại ung thư tuyến giáp thể nhú.
2. 6 phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú
Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú và cách điều trị hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm chức năng tuyến giáp; ức chế hormone kích thích tuyến giáp (TSH); siêu âm tuyến giáp; đo nồng độ kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) trong huyết thanh, sinh thiết, Xquang phổi, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ để đánh giá di căn xa.
Sau khi có kết luận bị ung thư tuyến giáp thể nhú, bệnh nhân sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú, bác sĩ thường dùng phương thức điều trị đa mô thức, phối hợp nhiều phương thức với nhau để có kết quả cao nhất. Các phương thức bao gồm:
3.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp chính và được sử dụng đầu tiên trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú. Điều trị phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định độc lập với các bệnh nhân ở giai đoạn đầu, khi kích thước khối u còn nhỏ. Mục đích là để loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn khối u của tuyến giáp xung quanh.
Tùy thuộc vào kích thước của khối u của ung thư tuyến giáp thể nhú mà bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức phẫu thuật phù hợp như:
- Phẫu thuật cắt thùy tuyến giáp.
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp: Cắt bán phần, cắt toàn bộ.
- Nạo vét hạch cổ.
Các kỹ thuật được bác sĩ sử dụng trong phẫu thuật cắt tuyến giáp cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú gồm:
- Cắt tuyến giáp thường:
- Cắt tuyến giáp thường bằng cách mổ mở là phương pháp truyền thống. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở cổ với kích thước từ 4 – 6 cm để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
- Nhược điểm: Tuy có hiệu quả cao nhưng kỹ thuật này hiện ít được sử dụng do tính xâm lấn và để lại sẹo trên cổ gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, phẫu thuật cắt tuyến giáp thường có thể gây ra một số tác dụng và biến chứng như: nhiễm trùng vết mổ; thay đổi nội tiết tố; suy giảm trí nhớ; giảm thân nhiệt; chảy máu và mất máu sau mổ; tổn thương dây thần kinh thanh quản và tuyến cận giáp…
- Chi phí: Dao động từ khoảng 10 – 20 triệu đồng.
- Nội soi cắt tuyến giáp:
- Kỹ thuật nội soi cắt tuyến giáp hiện đại đang được sử dụng phổ biến vì ít xâm lấn và phục hồi nhanh. Bác sĩ rạch một vết mổ nhỏ ở nách hoặc ngực vừa đủ để đưa ống nội soi vào và thực hiện phẫu thuật dựa trên các hình ảnh thu lại được từ camera.
- Chi phí: Khoảng 20 – 30 triệu đồng.
Lưu ý khi phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú:
- Trước khi phẫu thuật người bệnh cần:
- Tháo bỏ hết răng giả và tư trang.
- Dùng xà bông sát khuẩn để vệ sinh sạch sẽ vùng cổ.
- Ăn nhẹ với thức ăn loãng vào buổi chiều hôm trước phẫu thuật, không ăn buổi tối.
- Nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng và không uống nước tối thiểu 4 tiếng trước giờ phẫu thuật.
- Ngủ sớm, chuẩn bị tâm lý thật tốt.
- Dùng các biện pháp phòng tránh thai an toàn trước khi phẫu thuật.
- Sau phẫu thuật người bệnh nên:
- Chăm sóc vùng vết mổ kỹ càng.
- Tránh làm ướt băng vết mổ.
- Không nâng vác vật nặng khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật.
- Ăn thức ắc mềm, loãng và dễ nuốt như cháo, súp.
- Uống nhiều nước.
- Vận động nhẹ nhàng.
[Hỏi đáp bác sĩ] Điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
3.2. Điều trị bằng hormone tuyến giáp
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp sẽ được điều trị bằng hormone tuyến giáp. Mục đích là để ức chế TSH, đè nén các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Thuốc hormone dùng để điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú thường dùng là Levothyroxine. Bệnh nhân cần uống thuốc hormone tuyến giáp đều đặn hàng ngày và uống kéo dài suốt đời.
Nhược điểm khi điều trị bằng hormone tuyến giáp: Dễ tương tác xấu với các loại thuốc khác mà người bệnh đang đang sử dụng. Đồng thời còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mắc bệnh cường giáp, suy giáp; thiếu máu cục bộ, giảm mật độ xương, tăng áp lực nội sọ lành tính kèm nôn, đau đầu, phù gai thị…
Chi phí của thuốc hormone tuyến giáp Levothyroxine: 52.000 VNĐ/hộp 30 viên.
Lưu ý khi điều trị bằng hormone tuyến giáp:
- Trước khi sử dụng thuốc hormone tuyến giáp: Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc và tất cả các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng để để phòng xảy ra tương tác thuốc.
- Sau khi uống thuốc hormone tuyến giáp: Bệnh nhân nên uống kèm thuốc bổ gan để làm giảm các tác dụng phụ như nóng trong người, tim đập nhanh, sụt cân, hồi hộp. Tăng cường uống nhiều nước; ăn các loại rau, đặc biệt là các loại lá có tác dụng thanh nhiệt như mã đề, rau má…
3.3. Sử dụng I-ốt 131
Sử dụng liệu pháp Iốt phóng xạ (I-131) điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú áp dụng cho bệnh nhân điều trị sau mổ, bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở giai đoạn 2 – 4 nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, ung thư di căn xa.
Liệu pháp Iốt phóng xạ có thể được đưa vào cơ thể dưới dạng lỏng hoặc viên nén. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp. Thời gian điều trị bằng xạ trị I-ốt 131 thường kéo dài 4 – 6 đợt.
Điều trị bằng phương pháp này mang lại hiệu quả cao, an toàn, không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, có thể gây nhiều tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, viêm tuyến nước bọt, bị đau và sưng ở cổ vị trí tuyến giáp. Đặc biệt, nếu liều Iốt phóng xạ lớn được tích lũy có thể dẫn đến vô sinh, nhất là đối với nam giới.
Chi phí:
- Liều thấp: 3 – 5 triệu đồng/lần
- Liều cao: 10 triệu đồng/lần.
Lưu ý khi xạ trị I-131:
- Trước khi điều trị: Bệnh nhân cần nhập viện khoảng 2 – 3 ngày mỗi đợt; hạn chế ăn Iốt; tạm thời ngừng uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp; có chế độ ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng…
- Sau khi điều trị: Cách ly từ 3 – 7 ngày, không tiếp xúc với bất kỳ ai để tránh phóng xạ gây hại cho những người xung quanh. Nên ăn đồ ăn mềm, lỏng để dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Đặc biệt, phụ nữ cần tránh mang thai ít nhất 1 năm sau khi điều trị bằng xạ trị I-ốt 131.
3.4. Xạ trị ngoài
Xạ trị ngoài là phương pháp dùng tia X với mức năng lượng cao chiếu trực tiếp vào cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú, xạ trị ngoài được chỉ định ở giai đoạn cuối khi các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận quan trọng như thực quản hay khí quản. Điều trị xạ trị ngoài thường được thực hiện sau phẫu thuật và chỉ tập trung vào một khu vực cụ thể.
Thời gian điều trị bằng xạ trị ngoài khoảng từ 10 – 15 lần. Ưu điểm của phương pháp này là không xâm lấn.
Tuy nhiên, tùy theo diện tích và liều lượng xạ trị mà có thể gây ra các tác dụng phụ cho bệnh nhân sau điều trị như đỏ da, da khô, mệt mỏi, buồn nôn, đau khi nuốt hoặc nói, khàn giọng… Nhưng người bệnh không cần quá lo lắng vì các tác dụng phụ này sẽ tự biến mất sau khi kết thúc điều trị.
Chi phí xạ trị ngoài trung bình khoảng từ 1,5 – 5 triệu đồng/lần.
Lưu ý khi xạ trị ngoài:
- Trước khi thực hiện: Chuẩn bị tốt tâm lý, tránh sợ hãi, căng thẳng; ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng cường thể lực; hạn chế xảy ra viêm nhiễm cục bộ; tập luyện khoa học; ngủ đủ giấc…
- Sau khi thực hiện: Theo dõi biến đổi của cơ thể để thông báo cho bác sĩ; dùng thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa để tránh tình trạng khó nuốt; thoa kem dưỡng phù hợp để phục hồi vùng da bị tổn thương…
3.5. Hóa trị liệu
Phương pháp hóa trị liệu thường sử dụng cho những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú ở giai đoạn cuối. Hóa trị liệu sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhằm mục đích làm giảm kích thước khối u và tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Các thuốc hóa chất thường dùng để điều trị gồm: Dacarbazine, Vincristine, Cyclophosphamide, Doxorubicin, Streptozocin, Fluorouracil, Paclitaxel, Docetaxel, Carboplatin.
Các hóa chất này được đưa vào cơ thể người bệnh theo các phương thức:
- Thuốc dùng theo đường uống.
- Thuốc dùng theo đường tiêm dưới da.
- Thuốc dùng theo đường tiêm bắp.
- Thuốc dùng theo đường truyền tĩnh mạch.
Tần suất thực hiện phương pháp này: khoảng 2 – 3 tuần hóa trị 1 lần. Ưu điểm của phương pháp là không xâm lấn.
Tuy nhiên, điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú bằng phương pháp hóa trị gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, nôn và buồn nôn, nhiễm trùng, chán ăn, rụng tóc, tiêu chảy… Giống như xạ trị ngoài, các tác dụng phụ sẽ từ từ biến mất khi người bệnh ngừng thuốc.
Chi phí hóa trị: 50 – 60 triệu đồng.
Lưu ý khi hóa trị:
- Trước khi thực hiện: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ xét nghiệm chức năng gan, thận, số lượng tế bào máu; chuẩn bị tâm lý thật tốt và thoải mái; ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học để có thể trạng thật khỏe…
- Sau khi thực hiện: Theo dõi sau hóa trị nếu có bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ; nên ăn thức ăn mềm, loãng dễ tiêu hóa; nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc; tránh căng thẳng…
3.6. Liệu pháp nhắm mục tiêu
Liệu pháp nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị nhắm vào các gen, protein hoặc các mô cụ thể mà chúng góp phần vào sự phát triển và sinh tồn của ung thư; với mục tiêu ngăn chặn khối u phát triển và lan rộng.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú được chỉ định sử dụng liệu pháp này khi điều trị bằng iốt phóng xạ 131 không còn hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này rất ít được sử dụng.
Các loại thuốc nhắm mục tiêu cho điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú gồm: Lenvatinib (Lenvima) và Sorafenib (Nexavar): 2 loại thuốc này đều thuộc nhóm ức chế kinase, có tác dụng ngăn chặn các mạch máu mới tới các khối u để ngăn chặn các khối u phát triển. Đồng thời nhắm vào một số protein giúp tế bào ung thư thường phát triển.
Cách thực hiện liệu pháp nhắm mục tiêu:
- Thuốc dùng theo đường uống.
- Thuốc dùng theo đường truyền tĩnh mạch.
Liệu pháp này không có hiệu quả nếu khối u không đáp ứng lại với thuốc hoặc đáp ứng với liệu pháp chỉ có tính chất tạm thời. Ngoài ra, liệu pháp nhắm mục tiêu còn có thể gây nhiều tác dụng phụ như: các vấn đề về tóc, móng tay, mắt và da.
Lưu ý khi điều trị bằng liệu pháp nhắm mục tiêu:
- Chuẩn bị tâm lý vững vàng, thể trạng khỏe mạnh; thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc nếu có… trước khi thực hiện.
- Cần theo dõi sau hóa trị nếu có bất thường thì thông báo ngay cho bác sĩ; nên ăn thức ăn mềm, loãng dễ tiêu hóa; nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc; tránh làm việc quá sức gây căng thẳng và mệt mỏi…
3. Lưu ý khi điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú
- Trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú sẽ có thể xảy ra một số tác dụng phụ như suy nhược cơ thể, chán ăn, buồn nôn, nôn, mất ngủ,… Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được những giải pháp khắc phục các tác dụng phụ này.
- Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ: Việc tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ giúp mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh, tránh ra rượu bia và chất kích thích để ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hoặc tái phát.
- Đến bệnh viện thăm khám ngay khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị ung thư tuyến giáp thể nhú để được điều trị sớm và kịp thời.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm rất quan trọng để theo dõi sức khỏe và phát hiện kịp thời nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nhú tái phát.
4. Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú sống được bao lâu?
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú rất tốt so với với các loại bệnh ung thư khác. Thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của tất cả các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú ước tính gần 100%. Trong đó giai đoạn 1 là gần 100%, giai đoạn 2 và 3 là khoảng 90% và 76% ở giai đoạn 4.
Ngoài ra, chế độ ăn uống tác động một phần không nhỏ đến hiệu quả điều trị. Dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị tốt hơn.
4.1. Thực phẩm người ung thư tuyến giáp thể nhú nên ăn
Dưới đây là các thực phẩm người bệnh nên ăn:
- Một số loại rau lá xanh: Rau diếp, rau bina được khuyến khích dùng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú vì rất giàu magie, khoáng chất. Đây đề là các chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp.
- Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt bí là nguồn cung cấp magie, kẽm, đồng, protein thực vật, vitamin E và B tuyệt vời, tốt cho tuyến giáp…
- Một số hải sản: Bệnh nhân nên tăng cường bổ sung tôm, cá, cua… trong chế độ ăn uống hàng ngày để bổ sung các vi chất tốt cho sức khỏe tuyến giáp như vitamin B, kẽm, omega -3…
- Thực phẩm giàu vitamin B và các vitamin chống oxy hóa: Vitamin B giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh; trong khi đó vitamin A, E và C là các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các tổn thương ở tuyến giáp. Người bệnh nên bổ sung thịt lợn, thịt gà, trứng, hải sản có vỏ cứng, các loại đậu, mầm lúa mì, đậu Hà lan, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Thực phẩm giàu sắt, kẽm và đồng: Đây đều là các dưỡng chất cần thiết giúp tuyến giáp hoạt động tối ưu. Trong đó, đồng cần thiết cho việc sản sinh hormone tuyến giáp; kẽm giúp tăng mức TSH; còn sắt hỗ trợ hoạt động tuyến giáp diễn ra hiệu quả. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú nên bổ sung các thực phẩm như nấm, rau mồng tơi, củ cải vào thực đơn ăn uống hàng ngày để đảm bảo bảo cung cấp đủ các khoáng chất này cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu selen: Selen có nhiều trong cá ngừ, cá hồng, gan bò, nấm, tôm, cá và các loại hạt.
- Thực phẩm giàu Omega-3: Người bệnh có thể bổ sung Omega-3 bằng cách ăn cá mòi, dầu cá, cá hồi, thịt bò, hạt lanh, cá bơn, tôm…
- I-ốt: Tuyến giáp của con người dùng i-ốt để tổng hợp ra các hormone tuyến giáp, vì thế việc cung cấp đủ i-ốt qua bữa ăn hàng ngày giúp tuyến giáp hoạt động ổn định và giảm sự hình thành u tuyến giáp.Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc hấp thụ quá nhiều i-ốt có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp như gây viêm tuyến giáp làm cho các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
4.2. Thực phẩm người ung thư tuyến giáp thể nhú cần kiêng
Dưới đây là những thực phẩm người ung thư tuyến giáp thể nhú cần kiêng gồm:
- Chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa: Vì có chứa các chất cản trở quá trình tái tạo hormone tuyến giáp, giảm khả năng hấp thụ i-ốt, làm rối loạn hoặc mất cân bằng tuyến giáp.
- Chất xơ: Với nhóm thực phẩm này, bệnh nhân không cần kiêng hoàn toàn mà nên hạn chế ăn vì chất xơ có thể gây cản trở quá trình hấp thu thuốc.
- Nội tạng động vật: Axit lipoic (1 loại axit béo) có trong nội tạng động vật nếu có thể làm phá vỡ hoạt động của tuyến giáp nếu hấp thụ quá nhiều. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của nhiều loại thuốc điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú.
- Muối i-ốt, muối biển và các thực phẩm chứa chúng: 14 ngày trước khi điều trị bằng iốt phóng xạ, người bệnh cần ăn ít iốt, liều lượng tối đa là 50mg mỗi ngày. Việc làm này sẽ giúp các tế bào ung thư bị thiếu i ốt, khi thực hiện điều trị bằng iốt phóng xạ sẽ cho hiệu quả nhanh và triệt để hơn. Một số thực phẩm có hàm lượng i ốt cao như tảo, rong biển, trứng, thủy hải sản, các sản phẩm làm từ trứng.
- Đường và sản phẩm từ sữa: Đường chính là thức ăn của các tế bào ung thư nên ăn các thực phẩm này sẽ khiến tình trạng ung thư tuyến giáp thể nhú phát triển nhanh và nghiêm trọng hơn.
- Socola và thực phẩm chứa socola: Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú nên kiêng nhóm thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh vì chúng có chứa caffeine. Caffeine gây cản trở quá trình hấp thu các loại thuốc điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú.
- Các loại rau họ cải: Cải xoăn, củ cải, cải bruxen chứa nhiều chất Isothiocyanates, có thể gây cản trở các hoạt động của tuyến yên.
- Thức ăn chế biến sẵn: Nhóm thức ăn này chứa đậu tương, calo rỗng hoặc chất phụ gia đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng chất béo cao trong đồ ăn chế biến sẵn sẽ làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp, thậm chí còn giảm tác dụng của các thuốc điều trị.
5. Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú bao nhiêu tiền?
Thực tế, chi phí điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: cơ sở điều trị, bác sĩ, phương pháp điều trị, chi phí xét nghiệm đi kèm…. Tuy nhiên, chi phí điều trị là không hề nhỏ, mức giá trung bình cho từng phương pháp điều trị cụ thể như sau:
- Phẫu thuật:
- Phẫu thuật cắt tuyến giáp thường: 10 – 20 triệu đồng.
- Nội soi cắt tuyến giáp: 20 – 30 triệu đồng.
- I-ốt phóng xạ 131:
- Liều thấp: 3 – 5 triệu đồng/lần; liều cao: 10 triệu đồng/lần.
- Tần suất: 4 – 6 lần.
- Xạ trị ngoài:
- Chi phí: 1.5 – 5 triệu đồng/lần xạ trị ngoài.
- Tần suất: Từ 10 – 15 lần.
- Hóa trị:
- Các loại thuốc hóa trị: 50 – 60 triệu đồng.
- Chi phí truyền hóa chất và chạy hóa trị bằng máy: Khoảng 200.000 VNĐ – 500.000 VNĐ/lần.
6. Giải đáp thắc mắc
6.1. Tiến triển của ung thư tuyến giáp thể nhú?
Tiến triển của bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú cụ thể như sau:
- Triệu chứng đầu tiên giúp nhận biết sự tồn tại của bệnh là xuất hiện khối u ở trước cổ nhưng không gây đau đớn.
- Các triệu chứng tiếp theo lần lượt là: cổ họng bị đau, ho, khàn giọng, khó nuốt, khó thở, có thể dùng tay sờ thấy khối u.
6.2. Nguyên nhân của u tuyến giáp thể nhú là gì?
Khoa học chưa tìm ra các nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến giáp thể nhú, tuy nhiên các yếu tố sau có thể là 1 trong những nguy cơ:
Tuyến giáp rất nhạy cảm với tác động của các loại bức xạ ion hóa. Do đó, việc tiếp xúc trong môi trường y tế hoặc ngẫu nhiên với bức xạ ion hóa đều có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp thể nhú.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy còn một số các nguyên nhân khác có thể gây ra u tuyến giáp thể nhú như sau:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu iốt.
- Có sự hiện diện của các nốt tuyến giáp lành tính.
- Tình trạng mãn kinh muộn.
- Sử dụng biện pháp tránh thai đường uống.
- Sinh con muộn.
- Các hội chứng gia đình không phổ biến như: hội chứng Gardner, polyp tuyến thượng thận, bệnh Cowden có thể liên quan đến khối u nhú tuyến giáp trong khoảng 5% trường hợp.
6.3. Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú ở đâu?
Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú ở đâu tốt và hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu với mong muốn nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Một trong những địa chỉ chất lượng và tin cậy được nhiều bệnh nhân tin chọn hiện nay là Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
- Quy tụ đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư tuyến giáp hàng đầu cả nước, được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
- Đội ngũ y tá, điều dưỡng tận tâm, chăm sóc và hỗ trợ người bệnh ăn uống, động viên tinh thần bệnh nhân.
- Có đầy đủ Trung tâm xạ trị, khoa Điều trị hóa chất, khu điều trị nội trú cho bệnh nhân.
- Trang máy móc thiết bị y tế tiên tiến hiện đại; cơ sở vật chất khang trang phục vụ tốt nhất cho việc điều trị.
- Sử dụng các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp đa dạng và hiện đại trên thế giới.
- Phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng bệnh nhân.
- Giảm thiểu chi phí điều trị cho bệnh nhân do được sử dụng bảo hiểm y tế.
Trên đây là các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú phổ biến và hiệu quả hiện nay. Ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Kết hợp quyết tâm của người bệnh với việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ sau điều trị sẽ giúp đẩy lùi và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BS CKI Nội Ung bướu Đàm Thu Nga
Bác sĩ CKI
Với gần 30 năm bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, BSCKI Nội Ung Bướu Đàm Thu Nga – Giám đốc chuyên môn Phòng khám Đa khoa Hưng Việt luôn là “chỗ dựa” đáng tin cậy cho nhiều người bệnh và khách hàng khi đến thăm khám tại Hệ thống Y tế Hưng Việt. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn giỏi, Bác sĩ Thu Nga còn là một người thầy thuốc rất tận tâm với nghề, hết lòng vì người bệnh. Rất nhiều người bệnh và gia đình người bệnh khi được bác sĩ Nga…