U tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới từ 30 tuổi. Một bệnh nhân có tình trạng bệnh khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Một trong các phương pháp điều trị u tuyến giáp là phẫu thuật lấy khối u. Nhiều người quan tâm đến mổ nội soi tuyến giáp vì những ưu điểm mà nó mang lại. Vậy người bệnh mổ nội soi tuyến giáp cần chú ý những điều gì?
Khi nào bệnh nhân cần phẫu thuật tuyến giáp
Nhiều người lầm tưởng rằng các bệnh lý tuyến giáp đều phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Sự thật là không phải bệnh lý nào cũng phải phẫu thuật. Thêm vào đó, giai đoạn bệnh, tình trạng của người bệnh cũng quyết định phương pháp điều trị. Một số bệnh có thể phải điều trị bằng phẫu thuật là: bệnh Basedow, bướu đa nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp…
Phương pháp phẫu thuật tuyến giáp được áp dụng với các tổn thương ở tuyết giáp bị nghi ngờ ác tính. Có 2 phương pháp phẫu thuật chính: mổ mở truyền thống và mổ nội soi tuyến giáp. Với phương pháp nội soi tuyến giáp mới đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ của nhiều người bệnh.
Không phải bệnh nhân nào cũng có thể chọn phẫu thuật nội soi tuyến giáp theo ý mình. Phương pháp nội soi hay mổ mở cũng phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ. Ví dụ với ung thư tuyến giáp có trường hợp khối u quá lớn (chèn ép đường thở…) hoặc tổ chức khối u phức tạp, phẫu thuật mở sẽ có hiệu quả tốt hơn
Phương pháp mổ nội soi tuyến giáp có ưu điểm nào
Bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp có chỉ định phẫu thuật thường để ý tới vấn đề thẩm mỹ sau phẫu thuật. Vì nếu phẫu thuật theo phương pháp truyền thống, để tiếp cận tuyến giáp, cần rạch một đường ở cổ. Với bác sĩ phẫu thuật có kỹ thuật phẫu thuật tốt thì để lại đường mổ thẩm mỹ. Nghĩa là phần phẫu thuật thường có sẹo mờ, vết mổ không có biến chứng.
Nhưng với tâm lý của nhiều bệnh nhân hoặc yêu cầu từ công việc, bệnh nhân cần hạn chế lưu lại sẹo trên cổ. Phương pháp nội soi tuyến giáp có thể đáp ứng mong muốn này của người bệnh. Sau khi mổ nội soi, phần lớn bệnh nhân hạn chế được tình trạng nghẹn cổ, nuốt vướng.
Ngoài ra, thời gian hồi phục sau phẫu thuật tuyến giáp bằng phương pháp nội soi cũng khá nhanh. Bệnh nhân sau cuộc phẫu thuật chỉ cần ở lại 1-2 tiếng để tỉnh thuốc mê. Thông thường, người bệnh có thể về nhà trong ngày, không tốn thêm chi phí nội trú. Sau mổ nội soi, bệnh nhân không cần kiêng ăn quá nhiều, có thể ăn uống bình thường sau vài ngày.
Bệnh nhân cần lưu ý gì khi phẫu thuật nội soi tuyến giáp
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp cần các dụng cụ và thiết bị máy móc đặc biệt. Khác với mổ mở truyền thống, Mổ nội soi tuyến giáp sẽ phức tạp hơn nhiều do vùng quan sát vị trí mổ bị hạn chế và không gian mổ cũng nhỏ hơn. Vậy nên kỹ năng của bác sĩ là yếu tố hết sức quan trọng trong mỗi ca nội soi tuyến giáp. Đôi khi thời gian thực hiện sẽ lâu hơn phương pháp mổ truyền thống vì cần sự tỉ mỉ để tránh biến chứng.
Trường hợp u tuyến giáp nào được phẫu thuật nội soi
Dù là một phương pháp với nhiều ưu điểm nhưng vẫn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân bệnh nhân. Điều kiện thực hiện hiện nội soi ung thư tuyến giáp sẽ khắt khe hơn. Trường hợp u tuyến giáp sau có thể phẫu thuật nội soi:
-
Bướu giáp đơn nhân
-
Kích thước nhân khoảng 1,5cm
-
Bệnh nhân ở độ tuổi cần tính thẩm mỹ cao cũng có thể lựa chọn phương pháp mổ nội soi.
Bệnh nhân không thực hiện được mổ nội soi tuyến giáp
Các chỉ định điều trị cho bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, thể trạng bệnh nhân… Tuy nhiên có 3 nhóm bệnh nhân không thể mổ tuyến giáp bằng phương pháp nội soi:
-
Đã từng điều trị chiếu xạ vùng cổ hoặc đã bị chiếu xạ dưới mọi hình thức.
-
Tình trạng bệnh phức tạp: có dấu hiệu di căn hoặc khối u xâm lấn sang các vùng xung quanh. Mổ nội soi chỉ có thể xử lý hiệu quả với hạch di căn nhóm VI, VII.
-
Bệnh nhân có tiền sử điều trị vùng đầu – mặt – cổ bằng phẫu thuật.
-
Đã từng phẫu thuật nội soi tuyến giáp nhưng bị tái phát.
Những lưu ý cho người bệnh trước khi nội soi tuyến giáp
Để tăng hiệu quả của ca phẫu thuật, các bác sĩ cũng cần sự hợp tác của người bệnh và gia đình. Nhờ đó, hiệu quả của ca phẫu thuật chắc chắn sẽ cao. Bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau:
-
Trước khi thực hiện ca phẫu thuật nội soi, người bệnh không được ăn gì trước khoảng 6 – 8 tiếng.
-
Để tiến hành ca nội soi, bác sĩ sẽ gây mê toàn thân để tránh cảm giác đau. Người bệnh nên thông tin rõ với bác sĩ về tình trạng của mình (dị ứng, tiền sử bệnh…). Nắm được rõ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có điều chỉnh phù hợp cho người bệnh.
-
Mổ nội soi tuyến giáp có thể thực hiện từ vùng nách, ngực hoặc từ miệng bệnh nhân.
-
Phương pháp nội soi tuyến giáp yêu cầu dụng cụ và thiết bị đặc biệt, vì thế chi phí sẽ cao hơn so với mổ mở thông thường.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý tuyến giáp ở giai đoạn nghiêm trọng hoặc xuất hiện nhiều biến chứng sẽ buộc phải phẫu thuật mở truyền thống. Ở tình trạng nghiêm trọng, phương pháp nội soi chắc chắc hiệu quả không cao. Để tránh điều này, bệnh nhân nên tầm soát tuyến giáp thường xuyên. Rất nhiều người bệnh nhờ phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp mà tiết kiệm được chi phí và thời gian điều trị.
Để đặt lịch thăm khám chuyên gia – TS.BS. Đinh Xuân Cường, liên hệ ngay hotline 094 230 0707 để nhận tư vấn chi tiết.
BS CKII Chuyên khoa Tuyến giáp Nguyễn Tiến Lãng
ĐH Y Hà Nội
Với gần 40 năm kinh nghiệm trong nghề, trong đó có hơn 30 năm phẫu thuật tuyến giáp với hơn 10.000 ca ung thư tuyến giáp, Bác sĩ CKII Nguyễn Tiến Lãng đã có nhiều công trình nghiên cứ khoa học: công trình nghiên cứu cấp Nhà nước về phẫu thuật nội soi ung thư tuyến giáp, công trình nghiên cứu cấp Bộ về phẫu thuật tuyến giáp, công trình nghiên cứu cấp Cơ sở về phẫu thuật tuyến giáp và các mặt bệnh tuyến giáp nói chung, báo cáo đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư tuyến giáp…