Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 có chữa được không, tỷ lệ sống ra sao và sẽ cần thực hiện những phương pháp nào để mang đến hiệu quả tối đa… chắc hẳn sẽ là những câu hỏi được nhiều người bệnh và gia đình quan tâm. Để biết được câu trả lời mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
1. Ung thư dạ dày giai đoạn 2 có chữa được không?
Ở giai đoạn 2 này, khối u mới chỉ khu trú ở dạ dày, có thể lan sang một số hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa ra ngoài dạ dày và xâm lấn đến các cấu trúc, cơ quan khác. Vì thế, vẫn có thể điều trị tốt ung thư dạ dày giai đoạn 2 nếu có phác đồ phù hợp, bệnh nhân đáp ứng điều trị…
Hiện, ung thư giai đoạn 2 hiện được chia thành 2 giai đoạn với tỷ lệ sống trên 5 năm như sau:
- Giai đoạn 2A: Khối u đã xâm lấn đến lớp dưới niêm mạc, lớp cơ hoặc mô liên kết dưới thanh mạc của dạ dày, có thể lan đến 6 hạch vùng nhưng không lan đến các cơ quan, bộ phận khác. Tỷ lệ sống sau 5 năm của giai đoạn 2A là 46%.
- Giai đoạn 2B: Khối u đã xâm lấn đến lớp dưới niêm mạc, lớp cơ hoặc lớp thanh mạc nhưng chưa xâm lấn cấu trúc lân cận, có thể di căn đến 15 hạch vùng nhưng không có di căn xa. Tỷ lệ sống sau 5 năm của giai đoạn 2B là 33%. [1]
Có thể nói, so với nhiều loại ung thư khác thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư dạ dày không cao, nhưng ở giai đoạn 2 nếu điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì vẫn có thể nâng cao tỷ lệ sống.
2. Cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 hiệu quả
Để việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 mang đến hiệu quả tốt nhất thì cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, cụ thể là những yếu tố sau:
2.1. Phân loại đúng giai đoạn ung thư trước khi điều trị
Để có thể đề ra kế hoạch điều trị đúng đắn, việc đầu tiên các bác sĩ cần làm là chẩn đoán đúng giai đoạn ung thư dạ dày, từ đó mới có phương án điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay, để phân loại đúng giai đoạn ung thư dạ dày, các bác sĩ đều sử dụng hệ thống T.N.M theo AJCC 2017. [2]
- Khối u (T): Khối u nguyên phát đã lấn sâu vào thành dạ dày đến mức độ nào?
- Hạch (N): Khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết chưa? Nếu có thì vị trí nào, số lượng bao nhiêu?
- Di căn (M): Khối u đã di căn đến các bộ phận khác chưa?
2.2. Có phác đồ điều trị phù hợp
Sau khi đánh giá được bệnh ở giai đoạn nào, bác sĩ sẽ xác định được mục tiêu điều trị và có phác đồ điều trị riêng cho từng ca bệnh.
Với ung thư dạ dày giai đoạn 2 thì mục tiêu vẫn là điều trị triệt căn vì thế phương pháp chính được ưu tiên vẫn là phẫu thuật, ngoài ra sẽ cần có sự phối hợp của hoá trị, xạ trị, hoá xạ trị kết hợp.
- Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị được ưu tiên để loại bỏ các tế bào ung thư. Ở giai đoạn này có thể thực hiện cắt dạ dày toàn bộ hoặc bán phần, kết hợp với loại bỏ hạch bạch huyết xung quanh.
- Hóa trị: Có thể được thực hiện trước phẫu thuật (liệu pháp tân bổ trợ) hoặc được thực hiện sau phẫu thuật (liệu pháp bổ trợ) hoặc cả trước và sau phẫu thuật (hóa trị liệu chu phẫu).
- Xạ trị thường được dùng kết hợp với hóa trị để điều trị ung thư dạ dày giúp làm giảm kích thước khối u. Phương pháp xạ trị hay dùng là xạ trị chiếu ngoài.
2.3. Liên tục theo dõi và điều chỉnh phác đồ
Hiệu quả điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 còn phụ thuộc vào:
- Loại tế bào ung thư: Ung thư biểu mô tuyến dạ dày đáp ứng điều trị tốt hơn ung thư dạng khác.
- Vị trí, tình trạng của khối u: Khối u ở mặt trước dạ dày sẽ dễ phẫu thuật hơn khối u ở mặt sau dạ dày, khối u có biến chứng hiệu quả điều trị kém hơn khối u không có biến chứng…
- Sức khỏe cá nhân: Người bệnh có sức khỏe tốt, không bị bệnh nền, tinh thần lạc quan sẽ đáp ứng điều trị tốt hơn.
Các yếu tố trên đều có thể tác động tới kết quả điều trị, do đó cần theo dõi liên tục xem hiệu quả điều trị như thế nào để có thể điều chỉnh phác đồ kịp thời, nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
2.4. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ và chỉ định từ bác sĩ
Trong quá trình điều trị bất kỳ bệnh nào không chỉ điều trị ung thư, việc tuân thủ theo đúng phác đồ, chỉ định của bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu không tuân thủ theo đúng phác đồ rất khó có thể có hiệu quả trong điều trị.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liệu trình, lời dặn của bác sĩ như:
- Uống thuốc đúng thời gian, liều lượng
- Thực hiện hóa xạ trị đúng liệu trình
- Tái khám đúng thời gian
- Sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng… theo lời khuyên từ bác sĩ.
Tóm lại, người bệnh không được tự ý điều chỉnh phác đồ, tự ý thay đổi thuốc điều trị mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
3. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2
Trong giai đoạn 2 này, việc điều trị ung thư dạ dày không chỉ đơn thuần dùng một phương pháp mà cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Tuy nhiên phẫu thuật vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
3.1. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính
Nguyên tắc: Phẫu thuật là phương pháp điều trị tại chỗ giúp loại bỏ khối u ra ngoài cơ thể, cần cắt bỏ khối u, một phần hay toàn bộ dạ dày kết hợp với vét hạch vùng.
Các phương pháp phẫu thuật: Tùy vào vị trí, kích thước khối u mà có các phương pháp phẫu thuật sau:
- Cắt toàn bộ dạ dày: Áp dụng cho ung thư vùng thân vị, khối u có kích thước lớn.
- Cắt bán phần cực trên dạ dày: Áp dụng cho ung thư tâm vị, phình vị lớn.
- Cắt bán phần cực trên dạ dày: Áp dụng cho ung thư vùng hang môn vị, bờ cong nhỏ.
- Vét hạch trong phẫu thuật: Trong phẫu thuật ung thư dạ dày có thể sẽ cần nạo vét hạch bạch huyết để ngăn ngừa sự tái phát của ung thư.
Tác dụng phụ sau phẫu thuật:
Do một phần dạ dày hay toàn bộ dạ dày bị cắt bỏ khiến cho thức ăn sẽ đi vào ruột nhanh hơn nên sẽ gây buồn nôn, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy nhất là sau khi ăn. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ giảm đi theo thời gian.
Lưu ý:
- Do dạ dày bị cắt bỏ mà việc hấp thu một số vitamin, sắt bị hạn chế nên sau phẫu thuật người bệnh cần bổ sung thêm các loại vitamin, sắt
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu để hạn chế tình trạng buồn nôn, ợ chua…
Điều trị ung thư dạ dày không phẫu thuật có được không?
3.2. Hoá trị
Hoá trị điều trị ung thư dạ dày là phương pháp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách đưa các loại thuốc chống ung thư vào trong cơ thể bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch.
Hoá trị trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 là phương pháp điều trị chính. Lúc này, hoá trị có thể sẽ được sử dụng trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u hoặc thực hiện sau phẫu thuật để loại bỏ nốt những khối u còn sót lại.
Tác dụng phụ của hóa trị:
- Buồn nôn, nôn
- Ăn không ngon miệng
- Rụng tóc
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón
- Dễ chảy máu, bầm tím
- Tăng khả năng nhiễm trùng…
Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ giảm dần khi kết thúc liệu trình hoá trị, vì thế bệnh nhân không cần quá lo lắng.
Lưu ý:
- Sau hoá trị nên ăn bữa ăn nhỏ, mỗi bữa không ăn quá nhiều thức ăn
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trước và sau khi hoá trị
- Sau hoá trị không lao động nặng, va đập mạnh
- Tái khám định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ
3.3. Xạ trị
Xạ trị trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 là xạ trị tia bên ngoài, sử dụng chùm tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao chỉ tập trung vào vị trí đã xác định nên sẽ an toàn hơn cho người bệnh.
Với xạ trị, tuỳ từng ca bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u hoặc xạ trị sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào còn sót lại.
Tác dụng phụ:
- Nôn, buồn nôn
- Tiêu chảy
- Mẩn đỏ, phồng rộp, bong tróc da ở vùng bức xạ đi qua
- Mệt mỏi
- Giảm tế bào máu
Lưu ý:
- Sau xạ trị cần hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời, hạn chế tiếp xúc với người khác và đến nơi đông người do trên cơ thể bệnh nhân vẫn còn phóng xạ, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác.
- Không làm phần da ở vùng xạ trị bị bong, trầy, hay tự ý sử dụng các loại thuốc bôi nào lên da.
- Cần có chế độ ăn hợp lý và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt với ung thư đại tràng cần ăn thức ăn dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ ăn giàu chất xơ
- Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Báo cáo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
4. Kinh nghiệm điều trị ung thư dạ dày giai đoạn II
Trước và trong khi điều trị:
- Bệnh nhân và người nhà cần chuẩn bị tinh thần lạc quan nhất vì tâm lý quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình điều trị.
- Nên chọn địa chỉ có Hội Đồng Ung Thư (Tumor Board): đây là một hội đồng gồm rất nhiều chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm, kiến thức vững vàng giúp đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho từng bệnh nhân
- Chú trọng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục trước, trong và sau điều trị. Vì chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh có đủ sức khỏe trong suốt quá trình điều trị.
- Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị, không được tự ý bỏ thuốc, tự ý thay đổi thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Sau điều trị:
- Dinh dưỡng: người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn thức ăn nướng, thức ăn chua cay, đồ đóng hộp, tăng cường ăn rau xanh, các loại hoa quả…
- Sinh hoạt: Vận động nhẹ nhàng, tập các bài thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn, không lao động nặng.
- Tái khám đúng hướng dẫn để đề phòng tái phát: 3 – 6 tháng tái khám 1 lần trong 2 năm đầu, 6 tháng 1 lần trong 3 năm tiếp theo.
5. Giải đáp thắc mắc
Câu 1. Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Theo cơ sở dữ liệu của chương trình SEER của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư dạ dày giai đoạn 2A là 46%, giai đoạn 2B là 33%.
Tuy nhiên tỷ lệ sống này ngày càng được nâng cao nhờ việc tầm soát sớm ung thư, tiến bộ của y học.
Câu 2. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 bao nhiêu tiền?
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 chủ yếu là phẫu thuật nhưng cần có sự phối hợp của cả hóa trị và xạ trị. Chi phí điều trị trung bình của từng phương pháp như sau:
- Phẫu thuật: 20 – 40 triệu đồng
- Hóa trị: 10 – 15 triệu đồng 1 đợt hóa trị
- Xạ trị: 5 – 7 triệu đồng 1 đợt xạ trị
Chi phí trên chỉ là khoảng trung bình, mức phí này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng cơ sở điều trị, các phương pháp cần sử dụng, sức khoẻ bệnh nhân…
Câu 3. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 ở đâu?
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 vẫn có thể điều trị tốt nếu có phác đồ phù hợp, điều trị kịp thời ở những cơ sở lớn có uy tín với đội ngũ y bác sĩ lành nghề. Để nâng cao khả năng điều trị thành công, bệnh nhân có thể tin tưởng lựa chọn một số địa chỉ khám uy tín sau: Bệnh viện K, Bệnh viện ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt:
Hiện nay, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt đang là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh tới điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 nhờ những ưu điểm nổi bật như:
- Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu đến từ các bệnh viện tuyến trung ương.
- Trang thiết bị y tế khám chữa bệnh theo công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất.
- Cơ sở vật chất sạch sẽ, khang trang và đầy đủ tiện nghi.
- Dịch vụ y tế, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo.
- Có nhiều hình thức khám theo bảo hiểm hoặc bảo lãnh viện phí để giảm thiểu chi phí.
- Thời gian khám chữa bệnh linh động. Khám cả ngày cuối tuần và ngoài giờ hành chính.
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân rất nhiều. Vì thế, bệnh nhân cần chọn được nơi khám chữa chất lượng và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu còn thắc mắc, vui lòng hãy liên hệ theo số điện thoại Hotline của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt: 0942 300 707 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
GS. TS. BS Chuyên khoa Ngoại tiêu hóa Hà Văn Quyết
Giáo sư, Tiến sĩ , Bác sĩ
GS. TS. BS Hà Văn Quyết có kinh nghiệm nghiên cứu & công tác tại các bệnh viện hàng đầu trong và ngoài nước cũng như đảm nhận các vị trí quan trọng như Phó Giám đốc phụ trách Chuyên môn Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hiện nay, GS. TS. BS Hà Văn Quyết đang đảm nhận vị trí Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa- HVGC; đồng thời cũng là Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tiêu hóa và Nội soi tiêu hóa tại Hệ thống Y tế Hưng Việt. GS. TS. BS…