[CẢNH BÁO] Dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ em

5/5 - (3 bình chọn)

Mặc dù bệnh ung thư trực tràng hiếm khi được phát hiện ở trẻ em, nhưng chiếm khoảng 1% các khối u ở trẻ. Đây cũng là bệnh ác tính đường tiêu hóa nguyên phát thường gặp nhất ở trẻ em. Các triệu chứng không rõ ràng và có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa lành tính ở trẻ em. Bài viết dưới đây đưa ra các dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ em nhằm giúp phụ huynh phát hiện sớm và có kế hoạch bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

1. Dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ

Các triệu chứng ung thư trực tràng ở trẻ em thường phụ thuộc vào vị trí khối u hình thành. Đau bụng và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh ung thư trực tràng trẻ em. Các triệu chứng khác bao gồm thay đổi thói quen đại tiện, giảm cân và thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này không đặc hiệu ở trẻ em, có thể giống với nhiều rối loạn tiêu hóa chức năng thông thường. Thời gian xuất hiện các triệu chứng trước khi chẩn đoán thường kéo dài, từ 2 đến 6 tháng, trung bình là 3 tháng. Cụ thể dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ em tại các vị trí xuất hiện khối u như sau:

1.1. Dấu hiệu trẻ có khối u trực tràng phía dưới

Khi khối u ở trực tràng dưới, các triệu chứng đường tiêu hóa mà trẻ hay gặp phải sẽ bao gồm:

  • Đau vùng bụng dưới: Trẻ sẽ thường có cảm giác đau tức âm ỉ mà không liên quan tới bữa ăn, làm ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, học tập của trẻ. Việc đau bụng âm ỉ được lý giải do khối u kích thích các đầu mút thần kinh cảm giác, gây hiện tượng đau.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên: Tình trạng này xảy ra do khối u vùng trực tràng tiết ra các hormon đường tiêu hóa vào lòng mạch, gây rối loạn chức năng tiêu hóa của trẻ.
Dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ
Đau vùng bụng dưới âm ỉ là một trong những dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ

1.2. Dấu hiệu trẻ có khối u trực tràng bên trái

Trong trường hợp nếu khối u nằm ở phần đại tràng trái thì phụ huynh cần chú ý phát hiện những dấu hiệu sau ở trẻ:

  • Có một khối u ở bụng: Nếu phụ huynh thấy trẻ có thể trạng gầy, dễ dàng sờ thấy một khối chắc, ít di động, ấn đau tức vùng bụng trái, thường nằm ở ngang rốn thì đây là gợi ý rất quan trọng để phát hiện khối u. Với trẻ em dấu hiệu này phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi trẻ nằm yên không hoạt động.
  • Giảm cân không rõ lý do: Nếu quan sát thấy trẻ tụt khoảng 10% cân nặng trong vòng 6 tháng không rõ lý do, đi kèm một số dấu hiệu khác thì đây có thể là cảnh báo ung thư trực tràng ở trẻ.
  • Buồn nôn và nôn: Xảy ra tình trạng này là do thức ăn không lưu thông được trong lòng ruột do khối u gây bít tắc. Nếu tình trạng tắc nghẽn này không được giải quyết sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
  • Có máu trong phân:  Trẻ em thường không phát hiện được dấu hiệu này do không phân biệt được sự bất thường trong phân. Vì thế phụ huynh cần kiểm tra phân trẻ nếu thấy bé có các dấu hiệu như táo bón, mệt mỏi thường xuyên và đưa trẻ đi khám khi xuất hiện máu trong phân trẻ.
  • Thiếu máu biểu hiện bằng các triệu chứng: mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh khó thở, da xanh xao… Thiếu máu là tình trạng tổng hợp từ các rối loạn khác của trẻ như giảm cân, suy dinh dưỡng do chán ăn, mất máu kéo dài của đường tiêu hóa. Ở trẻ em, triệu chứng này còn thể hiện ở tình trạng rụng tóc, ít chơi đùa.
Dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ khiến trẻ chán ăn
Dù hiếm nhưng tình trạng chán ăn đi kèm nhiều dấu hiệu khác như đau bụng, táo bón kéo dài, có máu trong phân… là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị ung thư trực tràng

1.3. Dấu hiệu trẻ có khối u trực tràng bên phải

Về cơ bản, nếu khối u ở đại tràng phải thì dấu hiệu sẽ không có nhiều sự khác biệt so với khối u ở vùng đại tràng trái. Việc phân biệt vị trí các khối u có giá trị nhiều hơn trong việc giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cũng có thể chú ý đến các dấu hiệu sau:

  • Đau vùng bụng ở bên phải nhiều hơn, cơn đau này có thể nhầm lẫn với viêm ruột thừa nên phụ huynh cần chú ý. Đau do khối u thường đau âm ỉ và kéo dài vài tuần trở lên.
  • Có máu trong phân: Tình trạng có máu trong phân gần tương đương với ung thư đại tràng trái, tuy vậy lượng máu chảy thường ít và lẫn nhiều nhầy hơn. Hiện tượng này xảy ra do ung thư đại tràng phải có tỉ lệ lớn xuất phát từ tế bào chế nhày, tạo ra hình ảnh nhày lẫn nhiều trong phân.
  • Buồn nôn và ói mửa: Triệu chứng nôn, ói mửa của ung thư đại tràng phải biểu hiện sớm và nặng hơn khối u vùng đại tràng trái. Nếu tình trạng tắc nghẽn không được phát hiện và giải quyết thì trẻ có thể phải tiến hành một cuộc phẫu thuật để giải quyết tắc nghẽn.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy và giảm cân không rõ lý do: Dấu hiệu này có nguyên nhân và biểu hiện tương tự với ung thư đại tràng trái ở trẻ.
Khối u đại tràng
Khối u vùng đại tràng gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ

Khi trẻ có biểu hiện của những bệnh trên thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm và tầm soát ung thư, sớm phát hiện ra dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ em

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng ở trẻ em

Do trẻ em không tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường hoặc hiếm bị các bệnh mạn tính nhiều như người lớn, nên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư trực tràng ở trẻ vẫn là các bệnh lý di truyền. Các bệnh lý có yếu tố di truyền trong gen làm tăng khả năng ung thư đại tràng bao gồm:

  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP)
  • Đa polyp tuyến gia đình thể mỏng
  • Bệnh polyp liên quan gen MUTYH hay MAP (MUTYH – associated Polyposis)
  • Thay đổi gen NTHL1
  • Hội chứng polyposis vị thành niên
  • Hội chứng Cowden
  • Hội chứng Peutz-Jeghers
  • U xơ thần kinh loại 1 (NF1)
hình ảnh đa polyp
Hình ảnh đa polyp có tính chất gia đình trên bệnh phẩm đã phẫu thuật

3. Làm thế nào để chẩn đoán ung thư trực tràng ở trẻ em?

  • Nội soi đại tràng: Nhằm kiểm tra lòng đại tràng và một phần của ruột non một cách trực quan nhất các bác sĩ có thể sử dụng nội soi tiêu hóa. Việc nội soi đại tràng cho các trẻ thường khá khó khăn do các bé không có khả năng hợp tác cùng bác sĩ. Vì thế bệnh nhân nhi khi nội soi đại tràng sẽ được gây mê và sử dụng thiết bị nội soi kích thước nhỏ nhất
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân: giúp kiểm tra phân để tìm máu mà chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.
  • Tổng phân tích tế bào máu: Xét nghiệm đơn giản này có thể gợi ý các tình trạng viêm nhiễm hoặc xuất huyết kéo dài, là tiền đề cho các kiểm tra sâu hơn
  • Xét nghiệm kháng nguyên carcinoembryonic (CEA): Đây là xét nghiệm đo nồng độ CEA trong máu. Khi được tìm thấy với số lượng cao hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng ở trẻ hoặc các bệnh lý khác.

4. Cách phòng tránh ung thư trực tràng ở trẻ

Đa phần xuất hiện các dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ có nguyên nhân chính là yếu tố di truyền. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng có thể là một yếu tố gây bệnh. Bởi vì ung thư trực tràng liên quan mật thiết tới vấn đề ăn uống. Ví dụ: chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn, ít rau củ cộng với việc ngồi 1 chỗ để học, ít vận động ở trẻ em ngày nay khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài dẫn tới ung thư trực tràng ở trẻ.

Do đó một số biện pháp để phòng tránh ung thư trực tràng ở trẻ phụ huynh có thể chú ý là:

Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ:

Các hoạt động thể chất giúp cơ thể vận động tiêu hao năng lượng. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ được thúc đẩy làm việc đều đặn về nạp thức ăn và đào thải phân và chất độc ra ngoài cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ hình thành các khối u ở trực tràng.

Bên cạnh đó, vận động thường xuyên cũng sẽ giúp cho trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt các tế bào có hoạt động bất thường. Bố mẹ nên cho trẻ vận động tối thiểu 1 giờ/ngày với các hoạt động như chạy, đi bộ, chơi bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bơi lội,… Đồng thời, bố mẹ cũng không nên để trẻ ngồi học quá nhiều giờ trong 1 ngày.

Bổ sung dinh dưỡng:

Các dưỡng chất từ thực phẩm đóng 1 vai trò rất quan trọng trọng sự phát triển của trẻ. Trẻ cần được cung cấp đa dạng các protein, chất béo, vitamin, khoáng chất từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Một chế độ ăn lành mạnh, ngăn ngừa ung thư trực tràng ở trẻ cần có sự xuất hiện của chất xơ rau xanh, trái cây để thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.

Đồng thời, bố mẹ cũng không nên bổ sung nhiều protein động vật từ thịt đỏ, hải sản, khiến tích tụ nhiều chất độc như khí nitơ,… gây tác hại xấu tới hoạt động của trực tràng.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng cho trẻ ít nhất 1 lần trong năm. Việc này sẽ bố mẹ biết được cơ thể trẻ đang thiếu các dưỡng chất nào. Từ đó có thể xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và độ tuổi của trẻ.

Tầm soát ung thư định kỳ (6 tháng một lần):

Với những gia đình có yếu tố di truyền, trẻ em nên được kiểm tra sàng lọc và nội soi tiêu hóa có hệ thống từ tuổi nhỏ nhằm phát hiện các bất thường hệ tiêu hóa.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp phụ huynh biết dấu hiệu ung thư trực tràng ở trẻ em và lựa chọn được địa chỉ uy tín để tiến hành tầm soát ung thư trực tràng cho kết quả chính xác nhất. Liên hệ hotline 094 230 0707 hoặc fanpage của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ
Nguồn tham khảo

Carcinoma of the colon in a childXem chi tiết

Childhood Colorectal Cancer Treatment (PDQ®)–Patient VersionXem chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt