Có trên 20 loại ung thư có tính chất di truyền, trong đó ung thư vú có tính di truyền cao hơn cả. Nghĩa là bạn có xác xuất nhận gen gây bệnh từ bố mẹ là 50%. Nhưng chỉ điều này thì chưa thể khẳng định bạn sẽ mắc ung thư. Tại thời điểm này các kết quả có thể là âm tính, nhưng có thể sau một vài tháng, kết quả khám sẽ khác. Do đó để để xác định trong trường hợp của bạn: ung thư vú có di truyền không? tầm soát theo dõi như thế nào? mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:
1.Yếu tố di truyền của ung thư vú
1.1 Tiền sử ung thư gia đình
Bạn có thể cân nhắc xem mình có bị ung thư di truyền hay không nhờ những yếu tố dưới đây:
- Có gia đình, họ hàng cùng chung huyết thống đã mắc bệnh ung thư vú
- Có người thân với tiền sử ung thư vú bộ ba âm tính
- Có người thân từng mắc bệnh loại ung thư như tuyến tiền liệt, tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, tuyến giáp, đại tràng hoặc có các khối u ác tính.
- Có thành viên trong gia đình bị đột biến gen liên quan đến ung thư vú.
1.2 Các gen liên quan đến ung thư vú
Ung thư do đột biến gen là gốc rễ của hầu hết các bệnh ung thư. Gen BRCA1 và BRCA2 là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh hàng đầu. Phụ nữ trẻ hiện nay mắc ung thư vú thường liên quan đến đột biến 2 gen này. Nếu ba hoặc mẹ bị ung thư vú do đột biến gen này thì phần lớn con của họ cũng sẽ nhận được gen đột biến này.
Những điều cần biết nếu mắc ung thư vú khi mang thai.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú sớm
Mặc dù Ung thư vú đang có xu hướng tăng và trẻ hóa nhưng tỉ lệ tử vong có xu hướng giảm nhờ những tiến bộ trong y khoa về điều trị ung thư và tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm ngày càng tăng. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể chủ quan về căn bệnh hiểm ác này. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn nhận ra mình mắc ung thư vú.
Ung thư vú có thể xảy ra ở cả nam và nữ, trong mọi độ tuổi. Các bác sĩ cũng khuyên rằng nên tầm soát ung thư vú thường xuyên 3 tháng/ lần để phát hiện sớm. Khi bạn phát hiện sớm, bạn có thể tiết kiệm chi phí điều trị, tăng tỉ lệ chữa trị khỏi và cũng có thể phẫu thuật bảo tồn giúp tăng tính thẩm mĩ.
3. Cách phòng ngừa sự di truyền của ung thư vú:
3.1 Duy trì lối sống lành mạnh
Lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta rất nhiều. Những thói quen như hút thuốc lá, ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng bia rượu, lối sống không vận động của giới trẻ là nguyên nhân chính khiến ung thư vú ngày càng trẻ hóa. Thực hiện lối sống lành mạnh không chỉ phòng ngừa được ung thư vú mà còn giúp cả thiện cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.
3.2 Tầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vú là một trong những cách phòng ngừa và phát hiện sớm hiệu quả nhất. Bác sĩ tại BV Hưng Việt khuyên nên tầm soát thường xuyên 3 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả nhất.
3.3 Những lưu ý khi khám tầm soát ung thư vú
Trước khi tầm soát vú, các bạn cần lưu ý những điều dưới đây để tiết kiệm được thời gian và đạt kết quả chính xác nhất:
Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhận biết và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Đồng thời, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên điều chỉnh thói quen, lối sống giúp loại trừ một số yếu tố nguy cơ và phòng ngừa bệnh hiệu quả, kéo dài cuộc sống khỏe mạnh.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để được tư vấn miễn phí bạn vui lòng liên hệ 094 230 0707.
Địa chỉ: Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
TS. BS Chuyên khoa Ngoại ung bướu Vũ Hải
Tiến sĩ, Bác sĩ
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1982, hoàn thành chương trình Nghiên cứu sinh tại Học viện Quân Y 2009 và là nguyên là Bác sĩ Chuyên khoa Ngoại Ung Bướu – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện K Trung ương. Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hải Với nhiều năm kinh nghiệm về khoa Ngoại Ung bướu chuyên: Khám, tư vấn, phát hiện sớm các bệnh ung bướu Phẫu thuật ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến giáp, gan, mật Phẫu thuật u xơ tử cung, u nang buồng trứng