Dấu hiệu bệnh Basedow là như thế nào và phải làm gì khi phát hiện Basedow ?

5/5 - (2 bình chọn)

Theo một số nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh Basedow xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn là nam giới. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất dao động từ 20 – 50 tuổi. Cho đến hiện nay căn nguyên của bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh mang tính di truyền cao khoảng 79%. Vậy, dấu hiệu bệnh Basedow là như thế nào và phải làm gì khi phát hiện Basedow , mời bạn tham khảo bài viết sau:

1. Bệnh Basedow là gì?

Basedow là một trong nhưng bệnh lý cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: Nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên. Bệnh mang nhiều tên gọi khác nhau bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ 20-40 tuổi, có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển từ từ kèm theo gầy sút cân, mệt mỏi.

2. Dấu hiệu bệnh Basedow

Tùy theo số lượng hóc-môn tuyến giáp trong cơ thể mà người mắc Basedow có những biểu hiện khác nhau.

2.1. Với những bệnh nhân mới mắc bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng

  • Tay chân mỏi mệt hay bị sưng phồng, chuột rút, ngón tay đau nhói.
  • Dễ mất thăng bằng, tinh thần, trí nhớ giảm sút.
  • Da vàng, khô, không chịu được lạnh, tóc cứng, rụng nhiều.
  • Bướu cổ, táo bón, kinh nguyệt rối loạn.
  • Biểu hiện mắt lồi thường gặp ở bệnh nhân nữ. Thông thường, những dấu hiệu đầu tiên khi bệnh xuất hiện biến chứng ở mắt có thể xuất hiện trước hoặc sau 6 tháng mắc bệnh Basedow. Những dấu hiệu ban đầu có thể bao gồm: cảm giác chói mắt, khô dịch mắt, cộm như có bụi trong mắt, đau nhức trong hốc mắt, chảy nước mắt…

tăng tiết mồ hôi tay chân có phải do bệnh cường giáp

Phân biệt bệnh bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt

2.2. Dấu hiệu bệnh Basedow khi bệnh phát triển lên mãn tính

  • Bệnh nhân thường xuyên thấy bồn chồn hoặc giận dữ vô cớ.
  • Tim đập nhanh, huyết áp tăng cao.
  • Sợ nóng, dễ bị đổ mồ hôi, sút cân, kén ăn hơn. Giảm cân là dấu hiệu thường gặp, bệnh nhân có thể giảm khoảng 3-20kg trong thời gian ngắn dù vẫn ăn ngon miệng. Một số trường hợp lại tăng cân mất kiểm soát.
  • Tuyến giáp phì đại, bướu thường lớn hơn 2 lần so với bệnh bướu cổ thông thường.
  • Da mỏng, nhợt nhạt, móng tay yếu, tóc dễ rụng
  • Bệnh về mắt: Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh cảm thấy khó khăn khi cử động mắt hoặc nhắm mắt, chớp mắt, lồi mắt, mù lòa…

Dấu hiệu bệnh basedow là như thế ào và phải làm gì khi phát hiện basedow

3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Basedow

Khi có các biểu hiện trên bạn cần tìm đến gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng, các bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm phục vụ chẩn đoán.

  • Siêu âm tuyến giáp : đánh giá hình thái tuyến giáp.
  • Xạ hình tuyến giáp: đánh giá một phần hình thái tuyến giáp và chức năng tuyến giáp với các chất phóng xạ I123 hoặc Tc99m.
  • Xét nghiệm miễn dịch: Đánh giá sự hiện diện trong máu bệnh nhân một số kháng thể chống lại tuyến giáp.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp : TSH, T3, FT3, T4, FT4.

4. Các phương pháp điều trị bệnh Basedow

Bệnh basedow cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như điều trị nội khoa, phẫu thuật hoặc xạ trị. Tùy theo từng tình trạng bệnh sau chẩn đoán mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

• Điều trị nội khoa: là một trong những phương pháp được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay. Khi bệnh mới vừa xuất hiện và không tìm thấy nhân basedow trong bướu và tuyến giáp to vừa, chưa có biến chứng và bệnh nhân có điều kiện để điều trị lâu dài theo dõi bệnh. Tuy nhiên, với phương pháp này người bệnh cần phải kiên trì vì thời gian điều trị lâu, kéo dài từ 12 – 18 tháng. Hiệu quả mà nó mang lại vào khoảng 60 – 70%. Có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng chủ yếu đó là: Methimazole, carbimazole, PTU. Trong đó PTU được khuyến cáo không sử dụng trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân Basedow.

Dấu hiệu bệnh basedow là như thế ào và phải làm gì khi phát hiện basedow

• Xạ trị hay còn gọi là điều trị bằng phóng xạ trị Iod: đây là cách giúp cho tuyến giáp nhỏ lại và hồi phục chức năng bình thường. Phương pháp này thường không áp dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú vì có thể gây suy giáp ở trẻ trong quá trình điều trị. Bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc nặng hoặc bướu quá lớn chèn ép gây nuốt nghẹn hay sặc, khó thở thì ưu tiên phương pháp phẫu thuật hơn.

• Phẫu thuật: Phương pháp này thường được áp dụng khi người bệnh bị nhiễm độc nặng, khi khối u quá lớn gây chèn ép các cơ quan khác, cản trở ăn uống, hô hấp,… khi mà việc điều trị bằng thuốc hoặc xạ trị không mang lại hiệu quả điều trị. Hầu hết phần tuyến giáp bị bệnh được cắt bỏ hoàn toàn chỉ để lại một phần nhỏ giúp duy trì việc tiết hormon hỗ trợ các chức năng khác. Bên cạnh việc mang lại hiệu quả cao, phương pháp điều trị này cũng không ngoại trừ khả năng để lại một số biến chứng như: Khàn tiếng, nhiễm trùng, hạ canxi máu,… tuy nhiên chúng chỉ chiếm 1% trong tổng số ca phẫu thuật.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt