Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu có thực phẩm có thể chống ung thư không? Nhiều thông tin truyền miệng cho rằng một số loại thực phẩm là ‘thực phẩm thần kỳ’ có thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bệnh ung thư, nhưng thật không may, không có nhóm thực phẩm nào có thể khiến con người miễn dịch với căn bệnh này. Dinh dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư và dinh dưỡng cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng dẫn đến nguy cơ bị ung thư.
1. Thừa cân và béo phì gây ung thư ?
Thừa cân và béo phì có liên quan đến một số bệnh mạn tính bao gồm cả ung thư. Theo quỹ nghiên cứu ung thư thế giới, có bằng chứng chắc chắn rằng thừa cân hoặc béo phì trong suốt tuổi trưởng thành làm tăng nguy cơ mắc 13 bệnh ung thư.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh là gì ?
Duy trì cân nặng lý tưởng rất quan trọng, bởi vì béo phì là nguyên nhân thứ hai có nguy cơ cao gây ung thư sau hút thuốc lá. Việc thừa cân làm tăng nguy cơ của 13 loại ung thư, do đó một chế độ ăn uống lành mạnh có thể gián tiếp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bằng cách kiểm soát trọng lượng và phòng ngừa bệnh béo phì.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, ăn uống đầy đủ không có nghĩa là bạn phải từ bỏ những món ăn yêu thích hoặc giới hạn chế độ ăn với các món súp và salad nhạt nhẽo. Ăn uống lành mạnh là duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, bao gồm đầy đủ carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác nhau.
Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:
Kiến thức bệnh ung thư – Có thể bạn chưa biết
Đạm tốt tức các loại thịt, hải sản ngoại trừ các loại thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, thịt muối…), hạn chế thịt đỏ (thịt gia súc như heo, bò, dê…)
Bên cạnh đó, cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng calo cao khác như thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, vì chúng góp phần làm tăng cân. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, giảm đường bột vừa có thể trực tiếp ngăn ngừa sự tăng cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu, vừa gián tiếp làm giảm cân do tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn.
3. Ăn uống lành mạnh đầy đủ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư như thế nào?
Ăn uống đầy đủ và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm đầy đủ dinh dưỡng trên tất cả các nhóm thực phẩm có thể hỗ trợ chức năng cơ thể và hệ thống miễn dịch của chúng ta một cách lâu dài.
- Tăng cường ăn đồ ăn tự chế biến thay vì “ăn hàng” hoặc ăn các thực phẩm chế biến sẵn, tiêu thụ nhiều rau, trái cây nguyên quả và các loại thực phẩm ít calo thay vì thực phẩm nhiều calo như khoai tây chiên, kem, bánh rán và đồ ngọt khác. Các nhà hàng thường phục vụ các phần ăn lớn, nhưng bạn không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần và có thể lựa chọn mang đồ ăn còn lại về để sử dụng cho những bữa ăn tiếp theo.
Sử dụng đĩa đựng đồ ăn và bát ăn kích thước nhỏ hơn cho những thực phẩm có calo lớn hơn. - Chú ý tới bảng thành phần được in trên bao bì của từng sản phẩm.
- Hạn chế sử dụng nước sốt kem, các loại nước sốt nhiều muối và phụ gia.
Bệnh nhân ung thư thường hỏi: 6 câu hỏi về dinh dưỡng
4. Thực phẩm chức năng và siêu thực phẩm có thực sự hữu ích ?
Hơn 80% bệnh nhân ung thư truyền tai nhau rằng nên sử dụng thực phẩm chức năng như một liệu pháp bổ sung mỗi ngày. Trong đó bao gồm: Dầu cá hoặc các acid béo omega-3, chất chống ôxy hóa, vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất cung cấp đầy đủ giá trị dinh dưỡng hàng ngày có thể được xem là an toàn cho người khỏe mạnh, nhưng nhiều thực phẩm chức năng bổ sung chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư. Để sử dụng các sản phẩm này, bệnh nhân và người nhà cần xin ý kiến các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xác định mức độ cần thiết, dựa trên các triệu chứng bệnh và lượng calo từ bữa ăn hàng ngày.
Nếu bệnh nhân ung thư sụt cân, suy dinh dưỡng và không ăn uống đủ chất do tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị và phẫu thuật, thì các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung có thể được khuyến cáo. Tuy nhiên người bệnh cần dùng thực phẩm chức năng một cách khoa học và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ.
- Một ví dụ là thực phẩm có đặc tính chống viêm như cá giàu omega-3, có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên và polyphenol giúp giảm viêm, đồng thời giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic) có thể giúp hạn chế những tác động gây độc thần kinh của một số loại thuốc hóa trị. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung axit béo omega-3 bởi vì các tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm cả sự gia tăng chảy máu và tương tác thuốc.
- Một ví dụ khác là Curcumin (có trong củ nghệ) đã được chứng minh ức chế các enzym kích thích phản ứng viêm. Nghiên cứu sơ bộ đề nghị việc bổ sung chế độ ăn uống có chứa chiết xuất từng hệ giúp ổn định sự tiến triển bệnh ở một số bệnh nhân điều trị ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, chất curcumin có thể gây loãng máu, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.
Để có hướng dẫn về dinh dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư an toàn, bạn hãy cung cấp đầy đủ thông tin về các thực phẩm chức năng bạn đang hoặc sẽ sử dụng cho bác sĩ và không sử dụng thực phẩm chức năng mới mà không được sự đồng ý từ bác sĩ.
Riêng với các siêu thực phẩm, mặc dù những thực phẩm này thường chứa các giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các thực phẩm khác, nhưng người bệnh vẫn nên cân nhắc sử dụng với một chế độ ăn uống cân bằng.
Để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư cũng như chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, bạn vui lòng liên hệ 094 230 0707 để được hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
Dinh dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư như thế nàoXem chi tiết
Thực phẩm có thể chống được ung thư không?Xem chi tiết
What is a healthy diet?Xem chi tiết