Ung thư cổ tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Theo WHO vào năm 2020, Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo HPV information centre, ở Việt Nam Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 8 trong số các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt Nam và là bệnh ung thư thường gặp thứ 5 ở phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi.
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư là một căn bệnh trong đó các tế bào nhân lên không kiểm soát được. Khi ung thư phát triển ở xung quanh tử cung, hoặc cổ tử cung, nó được gọi là ung thư cổ tử cung. Nếu ung thư tiếp tục phát triển, nó có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, ngoài cổ tử cung. Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm nhưng ung thư cổ tử cung có thể được điều trị và chữa khỏi, nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu.
.
2. Nguyên nhân khó phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Nhiễm virus Human Papillomavirus (HPV) dai dẳng là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. HPV là một bệnh nhiễm trùng phổ biến, lây truyền qua đường tình dục. Tất cả những ai đã từng có hoạt động tình dục, dù là đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng đều có thể bị nhiễm virus HPV.
Hầu hết phụ nữ và nam giới sẽ bị nhiễm vi rút HPV trong suốt cuộc đời của họ, mặc dù họ không biết và có thể không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng nào. Nhiễm HPV thường tự khỏi với phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, đặc biệt là những người trên 30 tuổi, nhiễm trùng HPV có thể tồn tại theo thời gian và dẫn đến những thay đổi ở cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung có thể được điều trị và chữa khỏi, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu.
3. Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung
Đây là 9 dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung nhưng không phải lúc nào chúng cũng có nghĩa là người bệnh đã mắc ung thư. Cần xét nghiệm thêm để xác định xem có ung thư hay không và phát hiện ung thư kịp thời. Tùy theo mức độ xâm lấn của khối u vào cổ tử cung – mạch máu lân cận – dây thần kinh hay lây lan khắp cơ thể mà các triệu chứng của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp hoặc kèm theo các triệu chứng khác.
4. Cách phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
4.1. Tầm soát ung thư
Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là làm các xét nghiệm tầm soát thường xuyên. Các xét nghiệm để tầm soát ung thư cổ tử cung là xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap. Các bài kiểm tra này có thể được thực hiện một mình hoặc cùng một lúc (được gọi là đồng kiểm tra). Kiểm tra thường xuyên đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và cứu sống. Điều quan trọng nhất cần nhớ là thường xuyên kiểm tra sức khỏe, bất kể bạn nhận được xét nghiệm nào.
4.2. Tần suất thực hiện
Tần suất được khuyến cáo thực hiện ở các độ tuổi là khác nhau. Đối với phụ nữ từ 21- 29 tuổi nên thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm/ lần. Phụ nữ từ 30-64 tuổi thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 5 năm/ lần. Xét nghiệm HPV giúp phát hiện những trường hợp bỏ xót bệnh qua xét nghiệm Pap, từ đó tăng tỷ lệ phát hiện sớm ung thư cổ tử cung . Ngoài những mốc thời gian trên, nếu thấy có những biểu hiện bất thường cần đến ngay bệnh viện để làm xét nghiệm.
5 câu hỏi thường gặp về ung thư cổ tử cung
5. Địa chỉ uy tín khám ung thư cổ tử cung
- Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
- Bệnh viện Bạch Mai – Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
- Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
- Bệnh viện K
- Bệnh viện quốc tế Vinmec
6. Bác sĩ giỏi điều trị ung thư cổ tử cung
6.1. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Diệu Linh
Bác sĩ Nguyễn Diệu Linh đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ung bướu, đặc biệt có tay nghề cao trong điều trị ung thư tử cung, ung thư vú và các bệnh liên quan đến phụ khoa.
6.2. Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hải
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Hải có trình độ chuyên môn về Ung bướu , từng học đại học top đầu và lấy bằng tiến sĩ của trường quân y. Là bác sĩ chuyên điều trị ung thư tử cung, thế mạnh của bác sĩ là khả năng khám và điều trị các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang, ung thư tử cung, ung thư đại trực tràng,…
6.3. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Chính Đại
Là một bác sĩ dày dạn kinh nghiệm trong điều trị ung thư cổ tử cung, đã tham gia vào công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh ở các bệnh viện tuyến Trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện K Trung ương. Bác sĩ Lê Chính Đại là một bác sĩ giỏi khi chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tử cung.
Điều trị tế bào ung thư cổ tử cung
Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, bạn có thể đăng ký xét nghiệm Pap và HPV tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
Địa chỉ: Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa khỏi, miễn là được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Bệnh thường chỉ có thể được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, khi đó việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ chữa khỏi thấp. Chính vì vậy cần tầm soát ung thư định kỳ để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để được tư vấn miễn phí bạn vui lòng liên hệ 094 230 0707.
PGS. TS. BS Lê Chính Đại
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Chính Đại là chuyên gia giàu kinh nghiệm với hơn 40 năm trong nghề trong lĩnh vực Y học Hạt nhân & Ung bướu với thế mạnh khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh lý: Ung thư vùng đầu, mặt cổ: tuyến giáp, vòm, họng – thực quản – khoang miệng Ung thư gan, tụy, mật Ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng, thận Ung thư vú, cổ tử cung, tinh hoàn, buồng trứng, phần phụ Ung thư xương, Sarcoma phần mềm, da