Việc hiểu rõ chi tiết quy trình nội soi đại tràng là một điều cần thiết giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và giảm bớt lo lắng. Bài viết này sẽ tóm gọn quy trình nội soi đại tràng qua 5 bước chính, bao gồm quy trình chuẩn bị đến khi hoàn thành nội soi.
Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là quá trình quan sát trực tiếp bên trong đại tràng (ruột già) và trực tràng của bạn. Nhờ thực hiện nội soi đại tràng, bác sĩ có thể phát triển và chuẩn đoán các vấn đề về tiêu hóa của bệnh nhân. Cụ thể, bác sĩ có thể nhận biết các bệnh polyp, viêm loét cũng như phát hiện sớm ung thư đại trực tràng.
Khi nội soi, bác sĩ sử dụng một ống mềm linh hoạt được đưa vào trực tràng. Đầu ống nội soi này được trang bị một camera nhỏ giúp bác sĩ quan sát trực tiếp hình ảnh bên trong đại tràng trên màn hình.
Khi nào nên nội soi đại tràng?
Một số trường hợp phải thực hiện quy trình nội soi đại tràng bao gồm:
-
Tầm soát ung thư đại trực tràng: Nội soi đại tràng là phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng hiệu quả nhất. Hầu hết mọi người nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 45. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ cao, bác sĩ có thể khuyến nghị nội soi sớm hơn.
-
Cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường: Một số triệu chứng có thể báo hiệu vấn đề ở đại tràng và cần được nội soi để kiểm tra. Các triệu chứng này bao gồm thay đổi thói quen đại tiện (táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài), máu trong phân, đau bụng dai dẳng, sụt cân không rõ nguyên nhân và mệt mỏi kéo dài.
-
Nội soi để theo dõi bệnh lý: Nội soi đại tràng cũng được sử dụng để theo dõi các bệnh lý đã được chẩn đoán trước đó, chẳng hạn như viêm ruột, polyp đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng. Việc nội soi định kỳ giúp bác sĩ đánh giá tiến triển của bệnh và hiệu quả điều trị.
Xem thêm: Nội soi đại tràng phát hiện bệnh gì?
Quy trình nội soi đại tràng chi tiết theo từng giai đoạn
Xem ngay quy trình nội soi đại tràng chi tiết nhất: từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn sau khi nội soi đại tràng.
Chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng
Tất nhiên trước khi nội soi, bệnh nhân phải trải qua quá trình thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Giai đoạn này tập trung vào việc làm sạch ruột để đảm bảo hình ảnh nội soi rõ ràng. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn lỏng, trong khoảng 1 ngày trước khi nội soi.
Trong trường hợp cần nội soi gấp, bạn phải uống thuốc nhuận tràng theo chỉ định để làm sạch hoàn toàn ruột già. Để giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn, bác sĩ cũng có thể cho dùng thêm thuốc an thần và giảm đau.
5 bước chi tiết trong quy trình nội soi đại tràng
Trong quá trình nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ thực hiện 5 bước sau:
a, Điều chỉnh tư thế nằm khi nội soi đại tràng
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm nghiêng bên trái, co hai chân lên sát bụng. Bác sĩ sẽ xác nhận lại thông tin cá nhân, tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng và các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng để đảm bảo an toàn trong quá trình nội soi.
b, Kiểm tra hậu môn – trực tràng
Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện khám hậu môn và trực tràng nhằm đánh giá tình trạng bên ngoài. Nếu không có phát hiện bất thường mới tiến hành quá trình nội soi.
c, Đưa ống nội soi và bơm hơi
Sau khi khám hậu môn – trực tràng, bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình nội soi trực tràng. Bác sĩ từ từ đẩy ống nội soi qua trực tràng, rồi tiến dần vào đại tràng. Để quan sát rõ hơn, một lượng nhỏ không khí hoặc CO2 sẽ được bơm vào đại tràng, giúp làm căng lòng ruột. Lúc này bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đầy bụng.
d, Quan sát, đánh giá và sinh thiết (nếu cần)
Hình ảnh từ camera gắn trên đầu ống nội soi sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình. Lúc này, bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ niêm mạc đại tràng, đánh giá hình dạng, màu sắc, mạch máu và tìm kiếm các bất thường như polyp, viêm loét, khối u.
Nếu phát hiện tổn thương nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết bằng cách sử dụng các dụng cụ nhỏ luồn qua ống nội soi để lấy mẫu mô gửi đi xét nghiệm. Tại đây, Polyp nhỏ cũng có thể được cắt bỏ ngay trong quy trình nội soi đại tràng.
e, Rút ống nội soi và theo dõi sau nội soi
Khi quá trình kiểm tra hoàn tất, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng rút ống nội soi ra. Bệnh nhân sẽ được theo dõi tại phòng hồi sức trong một thời gian ngắn để đảm bảo không có biến chứng xảy ra. Bác sĩ sẽ giải thích sơ bộ kết quả và hẹn lịch tái khám để trao đổi kết quả chi tiết nếu có thực hiện sinh thiết.
Sau khi thực hiện nội soi đại tràng thành công
-
Theo dõi tại phòng hồi sức: Bệnh nhân sẽ được theo dõi tại phòng hồi sức trong khoảng 30 phút đến 1 giờ để đảm bảo không có biến chứng xảy ra sau khi thực hiện nội soi, đặc biệt nếu người bệnh được gây mê hoặc dùng thuốc an thần.
-
Bác sĩ giải thích kết quả sơ bộ: Bác sĩ sẽ thông báo sơ bộ về những gì đã quan sát được trong quá trình nội soi. Nếu có sinh thiết, bạn sẽ được hẹn lịch tái khám để nhận kết quả chi tiết.
-
Có thể cảm thấy đầy hơi: Do có không khí được bơm vào đại tràng trong quá trình nội soi, bạn có thể cảm thấy hơi đầy bụng, khó chịu hoặc muốn trung tiện. Tại đây, bạn hãy yên tâm vì tình trạng này sẽ giảm dần sau vài giờ nội soi.
-
Ăn uống: Bạn có thể bắt đầu ăn uống nhẹ nhàng sau khi hoàn thành quy trình nội soi đại tràng. Nên bắt đầu với các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp. Tránh các loại thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu. Hãy uống nhiều nước để bù nước và hỗ trợ quá trình đào thải.
Câu hỏi thường gặp về quy trình nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng có đau không?
Hầu hết mọi người chỉ cảm thấy một chút khó chịu, đầy hơi hoặc đau quặn nhẹ trong quá trình nội soi. Cảm giác này thường do việc bơm hơi vào đại tràng để dễ quan sát.
Tại Hệ thống Y tế Hưng Việt, chúng tôi sử dụng thiết bị nội soi đại tràng hiện đại. Cụ thể, ống nội soi mềm, mảnh và linh hoạt, giúp giảm thiểu tối đa sự khó chịu cho bệnh nhân. Công nghệ tiên tiến của máy nội soi cũng giúp quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Hưng Việt sẽ giúp bệnh nhân trải qua quy trình nội soi một cách nhẹ nhàng và thoải mái nhất.
Nội soi đại tràng mất bao lâu?
Thời gian hoàn thành quy trình nội soi đại tràng thường dao động từ 30 đến 60 phút. Tuy nhiên, quá trình nội soi nhanh hay chậm còn này có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
-
Kích thước và hình dạng đại tràng: Đại tràng của mỗi người có kích thước và hình dạng khác nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để bác sĩ quan sát toàn bộ.
-
Mức độ hợp tác của bệnh nhân: Sự hợp tác của bệnh nhân trong việc giữ tư thế và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng hơn.
-
Phát hiện bất thường: Nếu bác sĩ phát hiện polyp hoặc các bất thường khác cần sinh thiết hoặc cắt bỏ, thời gian nội soi sẽ kéo dài hơn.
-
Kinh nghiệm của bác sĩ: Bác sĩ nội soi giàu kinh nghiệm có thể đảm bảo quy trình nội soi đại tràng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi đại tràng?
Người bệnh cần nhịn ăn hoàn toàn (bao gồm cả kẹo cao su và nước lọc) trong 8 tiếng – 12 tiếng trước khi nội soi đại tràng. Điều này giúp đảm bảo ruột của bệnh nhân trống rỗng để bác sĩ có thể quan sát rõ ràng hơn và chuẩn đoán bệnh tốt hơn trong quá trình nội soi.
Thông qua quy trình nội soi đại tràng chi tiết bên trên, bệnh nhân có thể chuẩn bị kỹ lưỡng và cảm thấy thoải mái hơn trong khi nội soi. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ tại HTYT Hưng Việt để được tư vấn cụ thể.