Ung thư thực quản có những biểu hiện rất giống với những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác. Thậm chí, một số bệnh nhân tưởng mình bị đau dạ dày nhưng hóa ra lại là ung thư thực quản.
Ung thư thực quản nhưng bị chẩn đoán nhầm đau dạ dày
Bệnh nhân N.T.T trú tại Hoàn Kiếm – Hà Nội bị ung thư thực quản đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tâm sự, cách đây khoảng hơn 2 tháng tôi thấy người mệt mỏi và thường xuyên đau vùng bụng dưới kèm theo ợ chua. Không những vậy, tôi còn bị sụt cân không rõ nguyên nhân. Lúc ấy, tôi cũng đoán mình mắc bệnh đường tiêu hóa thông thường. Tôi thăm khám tại cơ sở y tế gần nhà thì được bác sĩ siêu âm và chẩn đoán bệnh đau dạ dày và kê đơn thuốc.
Tuy nhiên, sau khi uống thuốc theo đơn của bác sĩ, tình trạng bệnh của anh N.T.T vẫn không hề thuyên giảm. Ngược lại, anh ngày càng đau bụng hơn và đến khi không thể chịu được, ngay đến cả việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn, anh quyết định đến Hưng Việt để khám tổng thể và tầm soát ung thư.
Bác sĩ Hưng Việt chỉ định nội soi dạ dày nhưng khi ống nội soi đưa vào đến thực quản đoạn dưới thì đã bị tắc líp vì khối u sùi ở thực quản của bệnh nhân. Tiếp đó, vì nghi ngờ k thực quản, chuyên gia yêu cầu bệnh nhân T đi sinh thiết và kết quả là ung thư thực quản.
Bản thân bệnh nhân và người nhà đều rất bất ngờ với kết luận này của bác sĩ. Anh T còn trẻ và vốn là người sạch sẽ có lối sống lành mạnh. Anh thường xuyên tập luyện và ăn uống khoa học, chỉ ăn đồ ăn chính và không hút thuốc lá, rượu bia. Tuy nhiên, một tật xấu của anh T không thể bỏ được đó là thường ăn thức ăn nóng và uống nước nóng. Anh nói cảm giác vừa thổi, vừa ngụm ngụm nước hay ăn bát canh nóng hổi vừa trên bếp đưa xuống với ông thật là tuyệt vời. Có lẽ thói quen này đã khiến anh mang căn bệnh ung thư quái ác.
Hiện tại đã được bác sĩ mở thông dạ dày, nhưng với những bệnh nhân ung thư thực quản phát hiện ở giai đoạn muộn như anh thì rất khó để nói trước được điều gì.
Ung thư thực quản là bệnh có tiên lượng xấu
Tỷ lệ sống thêm của căn bệnh ung thư thực quản trước đây khá thấp, chỉ gần 40% bệnh nhân sống thêm được 5 năm với điều kiện khối u chưa lan rộng. Trong trường hợp ung thư đã xâm lấn, lây lan sang các bộ phận bên cạnh, tỉ lệ sống 5 năm của người bệnh chỉ còn 21%.
Ung thư thực quản cũng có thể đến từ nguyên nhân ăn quá nóng. Chính vì thế, các bác sĩ đều khuyên tuyệt đối không uống nước nóng quá 65 độ C, bởi đây là ngưỡng gây hại cho sức khỏe. Không những vậy, để phòng ngừa ung thư thực quản, mỗi người nên tự loại bỏ các thói quen xấu như không hút thuốc lá, uống rượu bia, không ăn thực phẩm độc hại, có hại cho sức khoẻ như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên giòn, cá muối, dưa khú. Bạn cần chọn thực phẩm có độ ấm phù hợp để cơ thể dễ chịu không phải làm bỏng thực quản.
Bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư thực quản, vì thế hãy thăm khám sớm nếu có biểu hiện bất thường để được điều trị hiệu quả.