Nguyên nhân, dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú và cách phòng ngừa

5/5 - (2 bình chọn)

Mẹ đang trong giai đoạn cho con bú thì có nguy cơ mắc ung thư vú không? Cụ thể các dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú là gì và lúc nào nên gặp bác sĩ? Nếu mẹ đang thắc mắc vấn đề này hãy cùng Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tìm hiểu ngay sau đây!

1. Mẹ có thể bị ung thư vú khi đang cho con bú không?

Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Do đó mẹ có thể mắc ung thư vú khi cho con bú nhưng tỷ lệ này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 3% các trường hợp ung thư vú hiện nay.

Các nguyên nhân, dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú chưa thực sự rõ ràng, nhưng có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh như:

  • Yếu tố gia đình: Những người có tiền sử gia đình như mẹ, chị, em gái, con gái mắc ung thư vú thì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone. Một nghiên cứu xác định rằng cứ 7690 phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai này trong ít nhất một năm sẽ có thêm một bệnh ung thư vú.
  • Tuổi càng cao nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng 
  • Phụ nữ không có con, không cho con bú, có con lần đầu muộn, có kinh sớm, mãn kinh muộn.
  • Mắc một số bệnh tuyến vú lành tính như:
    • Viêm vú: là tình trạng nhiễm trùng mô vú do vi khuẩn hoặc ống dẫn sữa bị tắc.
    • Áp xe vú: là biến chứng của viêm vú không được điều trị.
    • Nang bọc sữa: là những u nang chứa nhầy sữa.
    • U sợi tuyến vú: là những khối u lành tính ở vú, do sự phì đại của các tiểu thùy ở tuyến vú.
dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú
Ung thư vú có thể gặp ở phụ nữ đang cho con bú

2. Các dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú mẹ cần chú ý

Khi ngực của mẹ  có một số thay đổi khiến việc nhận biết các dấu hiệu ung thư vú đang cho con bú trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, mẹ có thể dựa vào các gợi ý sau để có thể tự phát hiện sớm dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú và gặp bác sĩ kịp thời:

  • Tiết dịch núm vú: Trong thời kỳ cho con bú, sữa sẽ được tiết ra từ núm vú. Nhưng khi mẹ thấy dịch tiết ra bất thường như có máu, có mùi lạ… thì đó chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo của ung thư vú.
  • Đau vú: Khi khối ung thư phát triển sẽ chèn ép mô vú gây nên tình trạng đau vú. Tuy nhiên, tình trạng đau trong ung thư khác các bệnh lành tính khác, mẹ sẽ thấy cường độ đau tăng dần theo thời gian, nhất là khi cho con bú.
  • Thay đổi kích thước, hình dạng của vú: Khối u to lên làm kích thước và hình dạng vú thay đổi. Mẹ nên so sánh hai bên vú để nhận thấy sự thay đổi này.
  • Da vú vùng khối u sưng, đỏ, phù nề, có dấu hiệu “sần da cam” do khối u chèn ép mô vú và mạch máu hoặc có thể bị lõm xuống do da bị dính vào khối u.
  • Núm vú đau, tụt vào trong hoặc co vẹo đầu núm vú khiến việc mẹ cho con bú khó khăn. Dấu hiệu này xảy ra do khối u ở gần núm vú đã xâm lấn, co kéo các ống tuyến sữa.
  • Có hạch dưới nách: Hạch nách là dấu hiệu quan trọng của ung thư vú, có thể là dấu hiệu đầu tiên phát hiện ung thư vú. Hạch trong ung thư vú thường to, cứng chắc và thường ít di động.
  • Đau lưng và đau vai gáy: Tình trạng này cũng hay gặp do sự xâm lấn của khối u vào lớp cơ thành ngực, xương sườn, xương sống.
Đau vú - dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú
Đau vú là triệu chứng hay gặp của ung thư vú khi cho con bú

3. Phòng ngừa ung thư vú khi cho con bú

Để có thể phòng ngừa ung thư vú khi cho con bú, mẹ cần lưu ý:

  • Cho con bú ít nhất 6 tháng: Do khi cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ bị trễ, làm mô vú giảm khả năng tiếp xúc với estrogen – chất thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ mắc ung thư vú ở nhóm phụ nữ cho con bú thấp hơn 14% ở nhóm không cho con bú. Cho con bú càng lâu, hiệu quả bảo vệ mẹ khỏi ung thư vú càng lớn.
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Mẹ nên bổ sung các loại rau, trái cây, dầu ô liu nguyên chất, các loại hạt, đồng thời hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu…), thịt đã qua chế biến (giò, chả…) để ngăn ngừa ung thư vú.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục, thể thao thường xuyên giảm nguy cơ ung thư vú. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên có ít nhất 150 – 300 phút hoạt động với cường độ trung bình mỗi tuần. Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Cho con bú để giảm nguy cơ ung thư vú
Cho con bú ít nhất 6 tháng giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ

4. Khi nào mẹ nên đi gặp bác sĩ?

Nhìn chung, ngực của người mẹ đang cho con bú sẽ cảm thấy ‘vón cục’ do quá trình sản xuất sữa hoặc tắc ống dẫn sữa nên không phải bất cứ lúc nào mẹ thấy xuất hiện u cục trong vú đều cần đi gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra các bà mẹ cũng phải theo dõi sự khác thường của dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú, hãy đến bác sĩ để kiểm tra khi cảm nhận cơ thể có điều bất thường. Mẹ nên đi khám khi thấy khối u ở vú kèm theo các dấu hiệu như:

  • Khối u cục tồn tại lâu, không biến mất sau 1 – 2 tuần
  • Không thấy khối u di chuyển
  • Sờ thấy khối u rắn chắc hay cứng
  • Khối u gây ra hiện tượng lõm da vú hoặc da vú đỏ, phù nề, xuất hiện “sần da cam”, tụt núm vú
  • Khối u vẫn tồn tại sau khi điều trị tắc ống dẫn sữa.
  • Khối u ngày càng phát triển, to dần lên.

Dấu hiệu ung thư vú đang cho con bú không có nhiều dấu hiệu báo trước. Các mẹ hết sức lưu ý, nhất là các mẹ có con lần đầu muộn. 

Gặp bác sĩ nếu khối u không hết - dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú
Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu thấy khối u không biến mất sau 1 tuần\

5. Có thể cho con bú khi có dấu hiệu ung thư không?

Mẹ có thể yên tâm cho con bú khi có dấu hiệu ung thư vì những tế bào ung thư là các tế bào bị đột biến của cơ thể, sẽ không lây từ người này qua người khác, cũng không lây sang con qua sữa mẹ.

Mẹ cũng không phải dừng cho con bú khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ung thư như xét nghiệm máu, chụp XQuang tuyến vú, siêu âm, sinh thiết… vì chúng an toàn, không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị thì không nên cho con bú vì các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Không cho con bú khi đang điều trị - dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú
Mẹ không nên cho con bú trong quá trình điều trị ung thư vú

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách phòng ngừa và đặc biệt là dấu hiệu ung thư vú khi cho con bú, hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe chính mình tốt nhất. Nếu có thắc mắc gì thêm về ung thư vú, vui lòng liên hệ hotline: 0942.300.707 của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để được giải đáp miễn phí.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ
Nguồn tham khảo

1. What You Should Know About Breast Cancer While BreastfeedingXem chi tiết

2. Can you get breast cancer while breast-feeding?Xem chi tiết

3. Breast cancer prevention: How to reduce your riskXem chi tiết

4. Can I Lower My Risk of Breast Cancer?Xem chi tiết

5. 5 Things You Should Know About Breastfeeding and Breast CancerXem chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt