Điều trị ung thư dạ dày kịp thời và đúng cách theo phác đồ điều trị của bác sĩ giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh và tiên lượng sống cho bệnh nhân. Theo y học hiện đại, có các phương pháp điều trị ung thư dạ dày là: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch. Cùng tìm hiểu thông tin cụ thể về các phương pháp này cùng hướng điều trị ung thư dạ dày của chúng trong bài viết sau đây nhé!
1. Nguyên tắc chung khi điều trị
Quá trình điều trị ung thư dạ dày (UTDD) phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Điều trị đa mô thức: Trong đó, phẫu thuật là phương pháp quan trọng nhất giúp loại bỏ hoàn toàn khối u, điều trị triệt căn giai đoạn sớm và điều trị triệu chứng ở giai đoạn muộn. Xạ trị và hóa trị hỗ trợ chữa bệnh, hạn chế sự phát triển của khối u. Ngoài ra, hai phương pháp này cũng được dùng để điều trị triệu chứng, biến chứng, giảm nhẹ và nâng đỡ cơ thể để cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống.
- Xác định phương pháp điều trị và mục tiêu thích hợp: Phương pháp, mục tiêu và kế hoạch điều trị sẽ được xác định dựa trên giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh, trang thiết bị của bệnh viện, trình độ của bác sĩ.
- Điều trị kết hợp với các bệnh lý khác (nếu có): Điều trị kết hợp các loại bệnh mà người bệnh mắc phải để đạt kết quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị, chú ý đến các chống chỉ định của phương pháp điều trị ung thư để tránh trường hợp các căn bệnh khác nặng hơn.
- Theo dõi trong suốt quá trình điều trị: Việc theo dõi sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng trong quá trình điều trị.
Như vậy UTDD và cách điều trị nó như thế nào, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Điều trị ung thư dạ dày không phẫu thuật bằng cách nào?
- 6 điều QUAN TRỌNG cần làm ngay sau điều trị ung thư dạ dày
2. 5 phương pháp điều trị UTDD
Với bệnh ung thư dạ dày và cách điều trị chúng, bác sĩ thường chỉ định điều trị một hoặc phối hợp nhiều phương pháp sau:
2.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng cách mổ và cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày có chứa khối u ung thư. Cách điều trị ung thư dạ dày này là phương pháp chính, giữ vai trò quan trọng nhất và thường được chỉ định đầu tiên.
Vai trò
Tùy theo từng giai đoạn ung thư dạ dày mà điều trị phẫu thuật mang lại các ý nghĩa khác nhau cho người bệnh:
- Ở giai đoạn sớm: Phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn khối u ung thư và cắt rộng phần mô gần khối u, nạo vét hạch vùng lân cận.
- Ở giai đoạn muộn: Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệu chứng giúp giảm các triệu chứng của bệnh (hẹp môn vị, chảy máu…), lập lại lưu thông đường tiêu hóa, cải thiện chất lượng sống và tạo điều kiện cho việc thực hiện các phương pháp khác để kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
- Ở giai đoạn tái phát: Phẫu thuật giúp cắt bỏ khối u tái phát tại chỗ ở dạ dày, thực quản – dạ dày hoặc khối u tái phát di căn gan hay cắt bỏ các các cơ quan lân cận giúp nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống.
Nguyên tắc phẫu thuật
Khi phẫu thuật dạ dày, phải đảm bảo nguyên tắc phẫu thuật cắt rộng tổn thương u, vét hạch khu vực và thiết lập lại sự lưu thông tiêu hóa.
- Đối với tổn thương u: Chỗ cắt phía trên cách bờ trên tổn thương ít nhất 6 cm. Phần cắt phía dưới được cắt tá tràng qua môn vị 2 – 3 cm.
- Đối với hạch khu vực: Các bác sĩ phẫu thuật thuộc trường phái Âu – Mỹ quan niệm cần vét hạch khu vực. Còn các bác sĩ phẫu thuật Nhật Bản lại cho rằng có thể vé hạch rộng rãi theo các chặng D1, D2, D3.
Các dạng phẫu thuật
Các dạng phẫu thuật ung thư dạ dày thường được chỉ định trong điều trị là:
- Nội soi cắt bỏ niêm mạc: Bác sĩ chỉ cắt bỏ phần niêm mạc của dạ dày. Dạng phẫu thuật này được chỉ định khi người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn sớm (giai đoạn Ia), khối u mới chỉ xuất hiện ở niêm mạc, chưa xâm lấn vào lớp cơ dạ dày.
- Cắt đoạn dạ dày (một phần): Bác sĩ cắt bỏ một phần dạ dày rồi nối phần dạ dày còn lại với một quai của ruột non để lưu thông đường tiêu hóa. Dạng phẫu thuật này được chỉ định khi xuất hiện khối u ở vùng môn vị, hang vị hoặc bờ cong lớn.
- Phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u: Được chỉ định khi khối u ở một nửa trên của dạ dày và ung thư dạ dày thể thâm nhiễm lan tỏa.
Chi phí
Chi phí phẫu thuật ung thư dạ dày từ 3 – 6 triệu đồng/lần
Lưu ý
Khi phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cần lưu ý:
- Trước phẫu thuật:
-
- Nếu bị bệnh lý về tim mạch, bệnh đái tháo đường…, người bệnh cần điều trị ổn định trước rồi mới thực hiện phẫu thuật.
- Người bị bệnh lý về máu (thiếu máu, rối loạn đông máu…) không được phẫu thuật.
- Nhịn ăn uống trước lúc phẫu thuật tối thiểu 6 tiếng.
- Phải ký cam kết trước khi phẫu thuật
- Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng
- Sau khi phẫu thuật:
-
- Chế độ dinh dưỡng: Những ngày ngay sau mổ, bệnh nhân chỉ sử dụng dịch truyền. Vào các ngày đầu được ăn, người bệnh cần ăn thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng rồi tăng dần độ đặc và nhai kỹ. Chia thành 5 – 6 bữa/ngày. Tránh ăn thức ăn cay, nóng, có tính axit hay uống bia, rượu, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
- Chế độ nghỉ ngơi: Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Đặc biệt là trong tuần đầu sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên nằm nghỉ , hạn chế đi lại. Tránh hoạt động mạnh và lao động quá sức.
- Thường xuyên vệ sinh vết mổ để tránh viêm nhiễm.
2.2. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư dạ dày bằng cách cho hóa chất đi vào cơ thể người bệnh để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Vai trò
Trong điều trị ung thư, hóa trị có hai tác dụng chính. Đó là:
- Điều trị bổ trợ: Trước khi phẫu thuật, hóa trị giúp thu nhỏ khối u nên mổ thuận lợi hơn và điều trị triệt căn hiệu quả. Trường hợp không thể phẫu thuật được, hóa trị giúp giảm giai đoạn bệnh để có thể làm được thủ thuật này. Sau khi phẫu thuật, hóa trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày còn sót lại, tăng cơ hội khỏi bệnh và giảm khả năng tái phát.
- Điều trị triệu chứng: Hóa trị làm khối u phát triển chậm lại, giảm nhẹ triệu chứng bệnh và nâng cao chất lượng sống, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Nguyên tắc hóa trị
Hóa chất đi theo đường máu vào các cơ quan trong cơ thể người bệnh và tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa chất sử dụng
Khi chữa ung thư dạ dày, bác sĩ thường sử dụng một số loại hóa chất như 5-FU, Leucovorin, Capecitabine, Cisplatin, Carboplatin, Docetaxel, Irinotecan, Epirubicin, Oxaliplatin, Paclitaxel…
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng một hoặc phối hợp nhiều loại hóa chất khác nhau để điều trị ung thư dạ dày. Bởi mỗi loại hóa chất có một tác dụng riêng. Có trường hợp phải sử dụng kết hợp nhiều loại hóa chất mới có thể tiêu diệt hết tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định liều lượng, thời gian truyền hóa chất (hóa trị), sự kết hợp phác đồ điều trị phù hợp tùy theo giai đoạn và sức khỏe của người bệnh.
Cách thực hiện
Khi được chỉ định dùng phương pháp hóa trị để điều trị ung thư dạ dày, người bệnh sẽ được truyền hóa chất thông qua đường tiêm hoặc đường uống.
- Đường tiêm: Hóa chất được tiêm vào bắp tay, dưới da hoặc truyền qua tĩnh mạch cánh tay.
- Đường uống: Hóa chất được người bệnh uống vào cơ thể.
Đồng thời, hóa chất thường được chỉ định trong một số phác đồ hóa trị ung thư dạ dày như hóa trị bổ trợ trước, hóa trị bổ trợ, hóa trị sau mổ, hóa trị giai đoạn muộn.
Tác dụng phụ
Khi hóa trị, có thể người bệnh sẽ bị một số tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, táo bón, rụng tóc, suy tủy, hạ bạch cầu… Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng bị các tác dụng phụ này và các tác dụng phụ sẽ giảm dần khi ngừng hóa trị. Ngày nay, thuốc hóa trị ung thư dạ dày cũng có ít tác dụng phụ hơn so với trước kia.
Chi phí
Chi phí hóa trị ung thư dạ dày từ 4 – 15 triệu đồng/lần
Lưu ý
Khi hóa trị, người bệnh cần lưu ý:
- Trước hóa trị: Làm đầy đủ các xét nghiệm trước mỗi đợt truyền hóa chất; có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối; thông báo với bác sĩ về bệnh nền của mình và các loại thuốc đang sử dụng…
- Sau hóa trị: Không làm việc nặng, chế biến thức ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe…
2.3. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị UTDD bằng cách dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư.
Vai trò
Trong điều trị ung thư dạ dày, xạ trị thường được dùng để:
- Tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc không thể lấy hết bằng phương pháp phẫu thuật, hỗ trợ điều trị và tăng hiệu quả điều trị trước, sau phẫu thuật.
- Giúp thu nhỏ khối u, làm giảm các triệu chứng của ung thư dạ dày (đau, hẹp môn vị, chảy máu…)
- Áp dụng đồng thời với phương pháp hóa trị để điều trị tổn thương dạ dày tiến triển tại chỗ không thể phẫu thuật triệt căn nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống.
- Điều trị ung thư dạ dày tái phát, di căn phổi, hạch.
Nguyên tắc xạ trị
Khi sử dụng phương pháp xạ trị, bác sĩ chỉ nhắm vào vùng cần xạ trị. Còn các mô lành được bảo vệ một cách tối đa.
Các dạng xạ trị
Các dạng xạ trị thường được chỉ định trong điều trị bệnh ung thư dạ dày là:
- Xạ trị trước phẫu thuật: Giúp thu nhỏ và ngăn chặn sự lây lan của tế bào UTDD.
- Xạ trị sau phẫu thuật: Giúp tiêu diệt các tế bào rất nhỏ mà không thể nhìn thấy và loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Đặc biệt, xạ trị có thể kết hợp với hóa chất (như 5-FU) để trì hoãn, ngăn ngừa ung thư dạ dày tái phát và giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
- Xạ trị đơn độc: Giúp giảm bớt các triệu chứng của UTDD như xuất huyết, đau, cải thiện vấn đề ăn uống và làm cho cuộc sống người bệnh thoải mái hơn.
Cách thực hiện
Xạ trị ung thư dạ dày sẽ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bác sĩ đo đạc để xác định vị trí mà xạ trị nhắm đến với liều lượng bức xạ phù hợp.
- Bước 2: Bác sĩ sử dụng hình ảnh mô phỏng bằng CT để định hình tia xạ trị trên Multi-Leaf Collimator giúp tia xạ chỉ tác dụng lên khu vực cần điều trị.
- Bước 3: Bệnh nhân nằm yên để các tia xạ tác dụng lên đúng lên vùng định vị. Liều xạ trị mạnh nhất sẽ tác động lên khối u. Còn những mô lành sẽ được bảo vệ để hạn chế những tác dụng phụ có thể gặp phải.
- Bước 4: Bác sĩ theo dõi quá trình xạ trị của người bệnh trên hệ thống truyền hình và nói chuyện qua hệ thống 2 chiều. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì, người bệnh chỉ cần thông báo qua hệ thống âm thanh, bác sĩ sẽ hỗ trợ kịp thời.
Tác dụng phụ
Xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như da bạc màu, đỏ, bỏng rát, đau cổ, khô miệng, mệt mỏi, thay đổi vị giác, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm phổi, xơ phổi, suy tủy, hạ bạch cầu…
Chi phí
Chi phí cho mỗi lần xạ trị ung thư dạ dày khoảng 5 – 7 triệu đồng.
Lưu ý
Khi điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp xạ trị, người bệnh cần lưu ý:
- Trước khi xạ trị: Cởi bỏ trang sức, đồ dùng bằng kim loại nếu những thứ này nằm trong vùng xạ trị.
- Sau khi xạ trị: Giữ sức khỏe, có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể dưới sự hướng dẫn điều trị ung thư dạ dày của bác sĩ.
2.4. Điều trị đích
Điều trị đích là phương pháp điều trị ung thư dạ dày sử dụng các kháng thể đơn dòng kháng lại các yếu tố phát triển biểu mổ Her-2/neu (Trastuzumab) hoặc kháng thể đơn dòng ức chế yếu tố phát triển mạch máu VEGF (bevacizumab), kháng thể đơn dòng ức chế thụ thể yếu tố phát triển biểu mô EGFR (cetuximab) có trong một số loại thuốc để nhận diện và tấn công tế bào ung thư dạ dày.
Vai trò
Điều trị đích giúp đánh dấu tế bào ung thư dạ dày để hệ miễn dịch có thể nhận diện các tế bào này và phá hủy.
Nguyên tắc điều trị đích
Điều trị đích nhắm tới và tiêu diệt các gen, protein hoặc một loại mô đặc biệt vốn có nhiệm vụ nuôi dưỡng tế bào ung thư.
Cách thực hiện
Người bệnh uống thuốc điều trị đích vào cơ thể giống như các loại thuốc thông thường
Ưu điểm
Điều trị đích giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư mà không gây hại cho tế bào lành lân cận.
Nhược điểm
Phương pháp điều trị đích có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, tăng huyết áp, tiêu chảy, chảy máu, suy tim, viêm da, viêm niêm mạc…
2.5. Điều trị miễn dịch
Điều trị miễn dịch là sử dụng các loại thuốc chuyên dụng tác động vào hệ miễn dịch của người bệnh để giúp cho hệ miễn dịch có khả năng tiêu diệt được tế bào ung thư.
3. Điều trị ung thư dạ dày theo giai đoạn
Nói đến chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày thì tùy theo giai đoạn hoặc tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
3.1. Điều trị UTDD giai đoạn 0 (giai đoạn đầu)
Ở giai đoạn này, bác sĩ thường sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Mục đích là cắt bỏ tế bào ung thư ở niêm mạc dạ dày và không cho các tế bào này phát triển sâu hơn.
Chi tiết hơn bạn đọc có thể tìm hiểu chữa ung thư dạ dày giai đoạn đầu để có thể hiểu rõ nhất việc phẫu thuật tại giai đoạn đầu.
3.2. Điều trị UTDD giai đoạn 1
Tùy theo từng giai đoạn nhỏ, phương pháp điều trị có thể khác nhau:
- Giai đoạn IA: Sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ dạ dày bán phần hoặc toàn bộ và các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn IIA:
-
- Các trường hợp thông thường: Sử dụng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày toàn bộ hoặc bán phần làm phương pháp chính. Đồng thời, dùng phương pháp hóa trị hoặc dùng cả phương pháp hóa trị và xạ trị trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật. Còn sau phẫu thuật, dùng thêm phương pháp hóa trị.
- Trường hợp bệnh nhân có khối u ung thư trong hạch bạch huyết: Điều trị bằng hóa trị hoặc kết hợp hóa trị, xạ trị.
- Trường hợp người bệnh bị các bệnh khác nên quá ốm, không thể phẫu thuật: Điều trị bằng phương pháp hóa trị.
3.3. Điều trị UTDD giai đoạn 2 và 3
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau:
- Trường hợp thông thường: Sử dụng phương pháp chính là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận. Có thể kết hợp hóa trị, xạ trị trước phẫu thuật để thu nhỏ và loại bỏ khối u dễ dàng hơn. Sau phẫu thuật, thực hiệu thêm phương pháp hóa trị.
- Trường hợp điều trị tốt: Chỉ cần sử dụng phương pháp phẫu thuật là có thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Trường hợp quá ốm, không thể phẫu thuật: Sử dụng phương pháp hóa trị hoặc cả hai phương pháp hóa trị và xạ trị.
3.4. Điều trị UTDD giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)
Các phương pháp điều trị thường được áp dụng trong giai đoạn này là:
- Phẫu thuật cắt dạ dày hoặc cắt phần dưới dạ dày: Kiểm soát triệu chứng chảy máu, giữ cho dạ dày hoặc ruột không bị tắc.
- Chiếu chùm tia laser qua ống nội soi: Giúp phá hủy phần lớn khối u và làm giảm tắc nghẽn mà không cần sử dụng phương pháp phẫu thuật.
- Đặt ống stent (ống kim loại rỗng) ở điểm giao nhau giữa thực quản và dạ dày hoặc nhã ba của dạ dày và ruột non: Giúp giữ cho đường tiêu hóa luôn ở trạng thái mở và thức ăn có thể đi qua dạ dày.
- Hóa trị hoặc xạ trị: Giúp thu nhỏ khối u, giảm một số triệu chứng bệnh, kéo dài thời gian sống.
- Liệu pháp điều trị tại đích
4. Theo dõi sau điều trị UT dạ dày
Sau khi đã điều trị UT dạ dày thành công, người bệnh vẫn cần theo dõi tình trạng bệnh để nếu ung thư tái phát, có biện pháp điều trị kịp thời. Cụ thể như sau:
- Ngay sau điều trị: Bác sĩ sẽ kiểm tra, chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm có liên quan (xét nghiệm máu, nội soi dạ dày phần còn lại, chẩn đoán hình ảnh) và đánh giá lại để xác định xem ung thư dạ dày và các tác nhân gây ung thư đã biến mất chưa.
- Theo dõi triệu chứng: Người bệnh tự theo dõi. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày thì có thể bệnh đã tái phát, cần thăm khám bác sĩ ngay.
- Khám sức khỏe định kỳ: Người bệnh cần khám định kỳ 3 tháng/lần trong 3 năm đầu, sau đó 6 tháng/lần trong 2 năm tiếp theo và 1 năm/lần trong những năm sau.
- Khám mỗi năm: Mỗi năm, người bệnh cần kiểm tra công thức máu, chức năng gan, chụp tim phổi và nội soi dạ dày, nhất là khi có các triệu chứng mới.
- Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư (CA 72-4, CA 19 -9, CEA): 3 – 6 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 tháng/lần trong 3 – 5 năm tiếp theo.
- Nội soi dạ dày: 6 – 12 tháng/lần.
- Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp X-quang, chụp CT ngực/bụng): 3 – 6 tháng/lần trong 2 năm đầu; 6 – 12 tháng/lần trong 5 năm tiếp theo.
- Chụp PET/CT: Khi chỉ số các chất chỉ điểm ung thư dạ dày (CA 72-4, CA 19 -9, CEA) tăng hoặc khi nghi ngờ ung thư tái phát/di căn.
5. Dinh dưỡng trong điều trị
Tùy theo từng thời điểm điều trị, người bệnh ung thư dạ dày có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng dưới đây:
- Chế độ ăn uống trước khi điều trị: Ăn đủ các nhóm dưỡng chất và đa dạng các thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu. Đặc biệt, nên sở sung thực phẩm giàu sắt. Nên nhai kỹ và ăn tối thiểu 6 bữa/ngày.
- Chế độ ăn uống trong khi điều trị: Ăn thức ăn mềm, lỏng và ăn nhiều bữa. Có thể ăn thêm các bữa phụ với nước hoa quả, nước cháo muối, sữa chuyên biệt.
- Chế độ ăn uống sau khi điều trị: Chế độ ăn giống như thời điểm trước điều trị. Đặc biệt, nên tăng cường các thực phẩm có năng lượng cao, dễ hấp thu.
6. Điều trị bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Tùy theo từng thời điểm phát hiện, thời gian và tỷ lệ sống của bệnh nhân có thể khác nhau:
- Nếu phát hiện sớm thì thời gian và tỷ lệ sống cao: Điều trị giai đoạn đầu giúp hơn một nửa bệnh nhân ung thư dạ dày sống khỏe sau 5 năm.
- Nếu phát hiện muộn thì thời gian và tỷ lệ sống thấp: Phát hiện càng trễ thì sau phẫu thuật càng có khả năng tái phát cao, cần phải kết hợp với hóa trị và xạ trị. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn 4 hoặc bị ung thư dạ dày di căn thì phẫu thuật chỉ giúp giảm triệu chứng tắc nghẽn. Còn hóa trị và xạ trị giúp kéo dài sự sống.
Theo sách “Ung thư học” do PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu chủ biên thì ở tất cả các giai đoạn, nếu điều trị hiệu quả, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày là 15%. Giai đoạn không có di căn hạch, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 60% (hạch N1 là 35%, hạch N2 là 10%).
7. Điều trị bệnh ung thư dạ dày bao nhiêu tiền?
Chi phí điều trị từ 6 – 100 triệu đồng. Mức chi phí cụ thể còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, phương pháp và cơ sở điều trị.
8. Điều trị bệnh ung thư dạ dày ở đâu?
Một trong những địa chỉ chữa bệnh ung thư dạ dày chất lượng, được nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn để điều trị ung thư dạ dày là bệnh viện Ung bướu Hưng Việt. Bệnh viện có nhiều ưu điểm như:
- Có đội ngũ bác sĩ điều trị chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và đội ngũ điều dưỡng tận tâm.
- Có khu điều trị nội trú, khoa Điều trị hóa chất, Trung tâm xạ trị với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ điều trị ung thư dạ dày.
- Áp dụng đa dạng các phương pháp điều trị và xây dựng phác đồ điều trị sát đối tượng.
- Được sử dụng Bảo hiểm Y tế để giảm chi phí.
Nếu muốn chữa bệnh ung thư dạ dày tại bệnh viện Ung bướu Hưng Việt và hưởng các lợi ích trên, hãy liên hệ theo thông tin sau:
- Hotline: 094 230 0707
- Fanpage: Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
- Địa chỉ: Số 34, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
**Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Nếu bạn yêu thích các bài viết cung cấp kiến thức về dinh dưỡng & sức khỏe, kiến thức bệnh học trong dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân, đừng bỏ lỡ kênh Fanpage của Hệ thống Hưng Việt nhé
- Xem thêm Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
BS CKI Lê Trọng Hậu
Bác sĩ CKI
Nhắc đến BS Lê Trọng Hậu, bệnh nhân của Hưng Việt không thể quên hình ảnh vị bác sĩ đứng tuổi với nụ cười hiền, ngày ngày đồng hành cùng “người bạn thân” là chiếc ống nghe phổi, luôn nhanh nhẹn vừa khám, vừa nghe và tư vấn mọi vấn đề cho sức khỏe của bệnh nhân. Với bề dày 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh Hô hấp, cùng tinh thần không ngừng cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh nghề nghiệp để có thể mang lại sức khỏe, niềm vui, sự…