Dấu hiệu ung thư dạ dày qua các giai đoạn

5/5 - (1 bình chọn)

Theo GLOBOCAN, năm 2020, thế giới có 1.089.103 người bị ung thư dạ dày. Còn ở Việt Nam, có 17.906 người mắc và 14.615 người tử vong. Dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường chưa rõ rệt và dễ gây nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ các dấu hiệu này để đi thăm khám, tăng khả năng phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả. Dưới đây là dấu hiệu của ung thư dạ dày ở từng giai đoạn.

1. Các giai đoạn ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, đột biến, không kiểm soát tạo thành các khối u ác tính. Các khối u này có thể xâm lấn, lan rộng sang khu vực xung quanh và di căn đến cơ quan khác thông qua hệ thống bạch huyết làm sức khỏe người bệnh sa sút và có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Quá trình phát triển của ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 0 (giai đoạn đầu/ giai đoạn sớm): Các tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc của thành dạ dày. Kích thước khối u khá nhỏ, chỉ vài mm đến 7cm. Vì thế, ung thư dạ dày giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.
  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư phát triển, tấn công vào lớp thứ 2 của thành dạ dày, dưới niêm mạc.
  • Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư đã tấn công xuyên qua lớp dưới niêm mạc dạ dày vào đến lớp cơ và gây ra một vài biểu hiện cho cơ thể như đau bụng, buồn nôn. Vì thế, giai đoạn này còn gọi là ung thư dưới cơ.
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư xâm lấn các cơ quan lân cận (đại tràng, gan, lá lách) và bắt đầu xuất hiện ở hạch bạch huyết, các cơ quan ở xa.
  • Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Các tế bào ung thư di căn và xuất hiện ở khắp các cơ quan trong cơ thể.
dấu hiệu ung thư dạ dày
Sự phát triển của khối u ung thư dạ dày qua từng giai đoạn cho thấy sự biến chuyển của bệnh

2. Dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày khó phát hiện được sớm, bởi vì ở các giai đoạn đầu biểu hiện rất mơ hồ, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lành tính. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh gồm:

2.1. Chán ăn và cảm giác khó nuốt

Đây là triệu chứng cơ bản, thường gặp ở những người bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Người bệnh thường cảm thấy mất khẩu vị, ăn không ngon miệng, không có cảm giác thèm ăn, chán ăn và khó nuốt.

Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh cảm thấy nuốt nghẹn, tắc nghẽn thức ăn trong cổ họng, đau xương ức. Tình trạng sụt cân xảy ra nghiêm trọng, nhanh chóng. Chỉ trong vòng 3 tháng, người bệnh có thể giảm tới 15% trọng lượng cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khối u dạ dày đang phát triển, kéo dài từ dạ dày đến thực quản tạo thành “vật thể lạ”. Ung thư ở vùng tâm vị của dạ dày cản trở đường ra của thực quản gây ra cảm giác khó nuốt. Người bệnh mệt mỏi, ăn kém đi dẫn đến sút cân nhanh chóng.

2.2. Ợ nóng

Với ung thư dạ dày giai đoạn đầu, dịch ở dạ dày tiết ra nhiều nhưng lại không xuống được ruột non. Vì thế, người bệnh bị ứ huyết thanh trong khoang bụng và thường cảm thấy nóng rát bao tử, buồn nôn, đau ngực. Đi kèm với đó là ợ chua, trào ngược.

Ợ nóng cũng là biểu hiện của viêm loét dạ dày – một yếu tố làm đột biến gen tế bào dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày. Bởi vì người bị viêm loét dạ dày thường có nhiều axit trong dạ dày hơn người bình thường.

ợ hơi là dấu hiệu của ung thư dạ dày
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư dạ dày thường bị ợ nóng do dịch ở dạ dày nhiều nhưng không xuống được ruột non

2.3. Buồn nôn

Ở giai đoạn đầu, do bị ứ huyết thanh trong khoang bụng nên người bệnh hay cảm thấy sưng bụng, đầy bụng, khó tiêu. Dù chỉ ăn một lượng thức ăn rất ít nhưng đã ngay lập tức cảm thấy đầy bụng, không ăn khoảng 6 tiếng vẫn chưa thấy đói.

Sau khi ăn, người bệnh thường có cảm giác khó chịu nhẹ và buồn nôn, thậm chí có thể nôn ra thức ăn trước đó. Hầu như lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

3. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn sau

Đến các giai đoạn sau, ung thư dạ dày biểu hiện rõ ràng hơn thông qua các triệu chứng như:

3.1. Xuất huyết tiêu hóa

Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa do bị tổn thương mạch máu các khối u đường tiêu hóa hay đường mật, gan.

Xuất huyết tiêu hóa do ung thư biểu hiện qua hai dấu hiệu sau:

  • Nôn ra máu: Chất nôn của người bệnh có lẫn máu hoặc chất giống bã cà phê.
  • Phân có màu bất thường: Phân đen hoặc có lẫn máu.

Đây là hai hiện tượng xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là ở những người bị polyp dạ dày, viêm loét dạ dày biến chứng nặng. Dấu hiệu này cho thấy bệnh đã chuyển thành ung thư.

3.2. Đau bụng ở vùng thượng vị

Khi khối u dạ dày phát triển, người bệnh thường xuất hiện những cơn đau bất thường ở vùng trên rốn, âm ỉ hoặc thường xuyên. Lúc đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau bụng nhẹ, uống thuốc có thể giảm. Nhưng càng về sau, cơn đau càng dữ dội, uống thuốc cũng không thuyên giảm. Cơn đau này có thể liên quan hoặc không liên quan đến bữa ăn.

3.3. Nôn do hẹp môn vị

Đây là triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn muộn. Các khối u đã phát triển lớn dần gây tắc nghẽn lưu thông dạ dày. Lúc đầu người bệnh chỉ nôn ít với một số loại thức ăn nhất định. Nhưng sau đó, hiện tượng nôn diễn ra ngày càng nhiều và người bệnh có thể nôn ra mọi loại thức ăn.

nôn do hẹp môn vị
Ở giai đoạn sau, do hẹp môn vị nên bệnh nhân ung thư dạ dày thường nôn nhiều với mọi loại thức ăn

3.4. Luôn có cảm giác no và ăn ít

Ở giai đoạn tiến triển, khối u ung thư gây hẹp môn vị, dạ dày mất nhu động, cơ bụng của người bệnh đã bị tổn thương, không thể vận chuyển thức ăn qua ruột đúng cách. Điều này làm cho thức ăn bị kẹt ở dạ dày khiến người bệnh luôn có cảm giác no, đầy bụng sau khi ăn và ăn ít đi.

Khi khối u rắn xuất hiện ở trên hoặc ngang rốn, người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng. Khi ăn, khối u nổi rõ và có thể di chuyển sang hai bên, phía trên, phía dưới, lên xuống theo nhịp thở. Trường hợp bị dính vào phủ tạng gần đó, khối u sẽ cố định và không bị di động nữa.

4. Dấu hiệu y khoa

Ở giai đoạn muộn, khối u đã phát triển nhiều, có thể thấy rõ các tổn thương trong cơ thể. Khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày như:

  • Khám bụng: Sờ thấy u ở bụng, vùng thượng vị; có khối u ở trực tràng, buồng trứng; gan to.
  • Khám hạch ngoại vi: Các hạch bạch huyết xuất hiện ở vùng rốn, hạch nách trái, thượng đòn trái.
  • Khám tim phổi: Phổi bị tổn thương.
  • Khám thần kinh: Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.
  • Khám xương: Xuất hiện các tổn thương ở xương.
khối u ở vùng thượng vị
Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân ung thư dạ dày thường xuất hiện khối u ở vùng thượng vị và có thể sờ thấy rõ

5. Đối tượng có khả năng bị ung thư dạ dày

Những đối tượng sau có khả năng bị ung thư dạ dày cao hơn người bình thường:

5.1. Yếu tố di truyền từ gia đình

Di truyền là yếu tố tác động khá lớn, có thể gây ra ung thư dạ dày cho người bệnh. Những người chứa yếu tố di truyền sau có tỉ lệ ung thư cao hơn người bình thường:

  • Tiểu sử gia đình có người bị ung thư dạ dày, viêm teo dạ dày hoặc mắc hội chứng di truyền liên quan đến ung thư dạ dày (polyp tuyến dạ dày, polyp tuyến có tính chất gia đình – FAP…).
  • Bản thân mang gen đột biến có liên quan đến ung thư dạ dày như khiếm khuyết gen CDH1, MLH1, MSH2; khiếm khuyết gen CDH1, MLH1, MSH2…
  • Những người nhóm máu A có tỉ lệ bị ung thư dạ dày cao hơn những người nhóm máu B, AB, O. Bởi những người ở nhóm máu này có phản ứng miễn dịch kém với vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có hại cho dạ dày.

5.2. Nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (HP)

Vi khuẩn HP sống trên mạc nhầy của dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể phá hủy niêm mạc, gây viêm loét dạ dày dẫn đến các tổn thương tiền ung thư. Đây là yếu tố nguy cơ nhất làm cho người bệnh bị ung thư dạ dày.

5.3. Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Những người bị bệnh đường ruột, đã cắt đi một phần ruột hoặc dạ dày hay có vi khuẩn phát triển bất thường, trong dạ dày ruột thường không hấp thụ đủ vitamin B12 gây ra tình trạng giảm hồng cầu, thiếu máu ác tính. Đây cũng là những đối tượng dễ bị ung thư dạ dày.

5.4. Các tổn thương tiền ung thư

Những người bị các tổn thương tiền ung thư như viêm dạ dày mãn tính kéo dài, teo niêm mạc dạ dày, chuyển sản ruột, nghịch sản (loạn sản)… có khả năng bị ung thư dạ dày cao. Do lúc này dạ dày đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể chống đỡ khỏi các tác nhân gây bệnh.

viêm teo niêm mạc dạ dày
Những người bị viêm teo niêm mạc dạ dày thường có tỷ lệ bị ung thư dạ dày cao hơn người bình thường

5.5. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Cụ thể, nếu có chế độ ăn như sau, bạn sẽ dễ bị ung thư dạ dày hơn:

  • Ăn thực phẩm bảo quản kém chất lượng, đồ ăn nấm mốc, biến chất.
  • Ăn thức ăn chứa nhiều muối như thịt muối, cá muối, mắm.
  • Ăn đồ nướng, chiên, rán.
  • Thường xuyên ăn đồ dự trữ như thịt xông khói, đồ hộp, dưa muối, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn ngâm tẩm…
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều nitrat.
  • Uống nhiều bia, rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích kích.
  • Ăn ít trái cây, rau củ.

6. Cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì thế, để không bị bệnh ung thư dạ dày, bạn nên áp dụng cách phòng tránh sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giàu dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chú trọng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho sức khỏe như: thức ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ, nitrat, đồ chế biến sẵn, hun khói, đồ đóng hộp, đồ nướng.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân khi cần, tránh béo phì vì béo phì cũng là nguy cơ làm cho tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe.
  • Nếu bị các bệnh về dạ dày thì cần đi khám sớm và điều trị triệt để, đặc biệt là các bệnh viêm dạ dày, khối polyp, u lành trong dạ dày.
  • Nếu bị nhiễm trùng do vi khuẩn HP cần điều trị ngay.
  • Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ, nhất là khi gia đình có người bị ung thư, bệnh lý khối u để phát hiện sớm các tổn thương (nếu có).
cách phòng tránh ung thư dạ dày
Xây dựng chế độ ăn cùng lối sống khoa học kết hợp với tầm soát dạ dày định kỳ là phương pháp phòng chống ung thư dạ dày hiệu quả

7. Tầm soát ung thư dạ dày phát hiện sớm ung thư

Các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lành tính khác nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám sớm, khi đi thì đã quá muộn. Vì thế, ngay khi có những dấu hiệu ở trên, bạn nên đi tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Khi tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng. Sau đó, tùy vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cụ thể như: xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư, nội soi dạ dày, chụp CT dạ dày, siêu âm ổ bụng, sinh thiết… để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Tầm soát ung thư dạ dày
Tầm soát ung thư dạ dày ngay khi có dấu hiệu sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời

Tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, tầm soát ung thư dạ dày đã được xây dựng thành gói khám riêng biệt với 13 danh mục khám rõ ràng, phương pháp xét nghiệm tiên tiến giúp đem lại kết quả sàng lọc tối ưu. Việc tầm soát ung thư dạ dày được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn cùng trang thiết bị y khoa tiên tiến nhất của bệnh viện. Vì thế, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng gói khám này.

Ngay khi có dấu hiệu ung thư dạ dày, hãy đến Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để khám tầm soát ung thư dạ dày . Để nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch khám tầm soát ung thư dạ dày với bác sĩ chuyên gia tại Hưng Việt, bạn vui lòng liên hệ hotline 094 230 0707

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt