Chảy máu mũi thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có vấn đề về sức khỏe như viêm mũi, viêm xoang cấp… thậm chí là ung thư vòm họng. Mọi người cần chú ý tới sức khỏe để sớm thăm khám, chẩn đoán dấu hiệu bệnh gì, cách chữa ra sao để có phương án điều trị sớm nhất. Cùng Hưng Việt tìm hiểu ngay qua bài viết chi tiết sau đây.
1. Chảy máu mũi là gì?
Hiện tượng này sẽ xảy ra khi mạch máu nhỏ bên trong mũi bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng vỡ ra.
Có 2 trường hợp chảy máu gồm:
- Máu chảy trực tiếp từ niêm mạc mũi ra mũi trước
- [Tình trạng này nghiêm trọng hơn] máu xuất phát ở phía khoang mũi rồi chảy xuống miệng, họng dẫn đến nôn ra máu.
2. Đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nào?
Hiện tượng này có thể xuất hiện do thời tiết khô nắng nhưng đa phần các trường hợp này đều do bệnh lý gây ra. Một số bệnh lý thường gặp nhất bao gồm:
Bệnh lý đường hô hấp
Khô mũi, viêm mũi, viêm xoang cấp… là tình trạng mũi khô, viêm xoang lâu ngày dẫn đến hiện tượng mao mạch tổn thương. Khi bạn hắt hơi, xì mũi quá mạnh sẽ khiến mao mạch vỡ ra và chảy máu cam thường xuyên.
Nếu bạn có bệnh lý hô hấp tại đường mũi, bạn hãy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối để làm sạch khoang mũi và hạn chế tình trạng chảy máu bất thường.
Bệnh cao huyết áp
Có thể bạn chưa biết, việc bị cao huyết áp là một trong những nguyên nhân khiến mũi dễ chảy máu.
Nguyên nhân là do huyết áp trong cơ thể đột ngột tăng mạnh sẽ khiến mạch máu ở mũi vỡ và chảy máu. Trường hợp chảy máu cam thường xuất hiện ở những bệnh nhân cao huyết áp kết hợp xơ cứng động mạch.
Bệnh lý về máu
Những người bị bệnh rối loạn chức năng đông máu, suy tủy, rối loạn tiểu cầu,… cũng thường xuyên đối mặt với tình trạng mũi chảy máu bất thường. Đặc biệt, với những bệnh nhân này tình trạng máu mũi chảy khá lâu với lượng lớn khiến người bệnh suy nhược cơ thể trầm trọng.
Bệnh ung thư vòm họng
Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng chảy máu từ mũi thường xuyên, máu chảy nhiều kèm theo biểu hiện lở loét, viêm nhiễm vọng họng thì hãy cẩn trọng. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vòm họng. Có khả năng bệnh đã tiến triển ở mức độ nặng, gây khó khăn trong điều trị.
Vì thế, nếu bạn bị lặp lại nhiều lần kèm viêm nhiễm ở họng, hãy đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vòm họng xuất hiện khối u
Mũi bị chảy máu cũng là biểu hiện vòm họng của bạn xuất hiện khối u hoặc vòm mũi có u. Lúc này, khối u vòm họng chèn vào dây thần kinh vận nhãn và khiến mao mạch máu tổn thương và gây ra chảy máu. Ngoài ra, người bệnh vòm họng, vòm mũi có khối u còn có thêm các triệu chứng như da xanh, mệt mỏi, mắt mờ…
Suy chức năng gan, thận
Khi chức năng gan, thận suy yếu sẽ khiến cơ thể không thải độc máu tốt, dẫn đến vấn đề đông máu, chảy máu trong và điển hình nhất là máu mũi chảy bất thường. Cùng với dấu hiệu này thì khi bị suy gan thận, bệnh nhân thấy buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, cân nặng giảm sút.
Đây là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, vì vậy, mọi người đừng “chủ quan” trước mỗi lần chảy máu bất ngờ và hãy thực hiện thăm khám ngay để sàng lọc bệnh tật sớm nhất.
3. Dấu hiệu nào cho thấy bệnh đang diễn biến xấu, gây nguy hiểm?
Dấu hiệu chảy máu có thể gặp ở một hoặc cả hai bên mũi. Thông thường, nếu chúng ta giữ đầu ngửa ra đằng sau khoảng 10 – 30 phút thì máu sẽ ngừng chảy. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc người thân gặp phải các trường hợp sau thì cần tới cơ sở Y tế gần nhất để được xử lý:
- Bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc bị bệnh lý về máu, đặc biệt là rối loạn đông máu.
- Chảy máu kèm đau đầu, nôn nao kéo dài trên 15 phút.
- Máu chảy nhiều, không thể kiểm soát bằng việc ngửa cổ ra sau.
- Chảy máu đi kèm biểu hiện sốt cao trên 38,9 độ C.
- Chảy máu kèm khó thở, nghẹt mũi nặng.
- Do chấn thương vùng mũi, vùng đầu, có đau đớn.
Mọi người cần chú ý đến những biểu hiện của chảy máu như trên để phát hiện và xử lý bệnh sớm nhất, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
4. Cách chữa chảy máu mũi/cam tại nhà – Xử trí ngay trước khi quá muộn
Khi bị chảy máu, việc đầu tiên cần làm sơ cứu đúng cách, tránh tình trạng mất máu quá nhiều, gây ảnh hưởng sức khỏe. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà quyết định có cần tới bệnh viện để kiểm tra không.
Cách chữa tại nhà như sau:
- Bước 1: Bạn cần bình tĩnh và ngồi thẳng lên ghế hoặc giường.
- Bước 2: Bạn hơi nghiêng đầu về phía trước
- Bước 3: Dùng tay giữ chặt bên mũi bị chảy máu giúp nén chặt các mạch máu bị tổn thương, tuy nhiên chỉ nên bóp trong khoảng 10 phút.
- Bước 4: Có thể chườm đá mát lên vùng mũi để mạch máu co lại, thắt chặt và cầm máu tốt hơn.
Khi máu tại mũi đã được cầm, mọi người hãy quay về tư thế thoải mái nhưng không cúi xuống đất quá lâu. Đặc biệt, các bạn cần hạn chế xì mũi mạnh vì có thể làm tổn thương mạch máu, gây chảy máu lại. Mọi người cũng không xì mũi trong 24 tiếng sau đó.
Cách phòng tránh
Để hạn chế tình trạng này diễn ra, chúng ta hãy áp dụng ngay những lưu ý dưới đây:
- Hạn chế việc ngoáy mũi: Việc sử dụng tay để đưa vào mũi vô tính đưa vi khuẩn vào bên trong, ngoài ra móng tay nhọn có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, gây chảy máu.
- Uống nhiều nước và luôn giữ ẩm cho mũi: Mọi người nên giữ ẩm cho niêm mạc mũi bằng cách rửa bằng nước muối sinh lý sau khi ra đường về hoặc bị viêm mũi.
Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể không thiếu nước, mũi ẩm và hạn chế hiện tượng khô mũi.
- Không tự ý dùng thuốc điều trị, nhất là các chế phẩm chứa Aspirin.
- Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, nếu cần thiết thì hãy đeo khẩu trang, thiết bị bảo hộ.
- Điều trị tích cực bệnh nhiễm trùng, viêm đường hô hấp.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là với trẻ em để chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Hiện nay, để thăm khám sức khỏe, mọi người có thể đến Hệ thống Y tế Hưng Việt. Chúng tôi có đội ngũ Y bác sĩ chuyên môn cao cùng trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp chẩn đoán sớm, điều trị thành công các bệnh lý.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nếu có thắc mắc gì về triệu chứng hoặc muốn đặt lịch thăm khám sức khỏe tổng quát, Quý khách hàng hãy liên hệ đến số Hotline: 094 230 0707 hoặc inbox FANPAGE HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT
BS Nội trú Nguyễn Duy Sơn
Bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Duy Sơn với nhiều năm kinh nghiệm về chuyên khoa Tai Mũi Họng, nguyên Phó khoa phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, nguyên giảng viên trường Đại Học Y Hà Nội và là Hội viên của nhiều tổ chức chuyên môn. Bác sĩ Nguyễn Duy Sơn chuyên khám và điều trị: Các bệnh về tai: ù tai, viêm tai ngoài, viêm tai xương, chũm cấp,… Các bệnh về mũi: viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi vân mạch, nấm mũi xoang,… Các bệnh về họng: viêm Amidan cấp, nạo V.A, nang vòm họng,…