6+ Triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em

5/5 - (1 bình chọn)

Nhận biết và hiểu rõ những triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ có quyết định cho trẻ đi thăm khám kịp thời. Từ đó tăng hiệu quả điều trị bệnh và giảm đau đớn cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thực trạng ung thư dạ dày ở trẻ em

Ung thư dạ dày ở trẻ em là hiện tượng trong dạ dày của trẻ có xuất hiện các khối u hoặc tế bào ung thư. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, sự phát triển thể chất và sức khỏe của trẻ.

Ung thư dạ dày ngày càng có xu hướng trẻ hóa, thậm chí trẻ nhỏ cũng có thể bị căn bệnh này. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), trong số những ca bị ung thư đường tiêu hóa thì có khoảng 0,05% là trẻ em mắc ung thư dạ dày.

Ở Việt Nam, tuy tỷ lệ trẻ bị ung thư dạ dày không cao, nhưng có tới 96,2% trẻ em dưới 8 tuổi mắc vi khuẩn Helicobacter Pylori – HP (Theo PGS. Nguyễn Duy Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hoá, gan mật). Vi khuẩn HP lại là nguyên nhân chính gây ra viêm loét và ung thư dạ dày.

triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em
Tỷ lệ trẻ em bị nhiễm vi khuẩn HP – nguyên nhân gây ung thư dạ dày chiếm tới 96,2%

2. Triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em

Dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày ở trẻ em khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì thế, ngay khi thấy những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

2.1. Bé biếng ăn, chán ăn

Khi bị ung thư dạ dày, khối u ung thư sẽ phát triển dần, tác động đến dạ dày và cản trở đường ra của thực quản làm bé khó nuốt, ăn không ngon miệng nên không muốn ăn. Vì thế nên trẻ bị ung thư dạ dày thường biếng ăn, chán ăn dẫn đến chậm tăng cân, gầy gò, ốm yếu.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu này, cha mẹ chỉ nghĩ con biếng ăn nên càng ép ăn nhiều hơn. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe của trẻ, mà còn khiến ung thư dạ dày chuyển biến xấu hơn khi chưa được phát hiện kịp thời.

2.2. Đau bụng vùng thượng vị

Đây là một trong các triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em. Khối u ung thư dạ dày phát triển, tác động đến phần bụng làm cho bé hay bị đau vùng bụng trên rốn. Cơn đau diễn ra thường xuyên, dai dẳng, trước hoặc sau khi ăn. Đặc biệt, cơn đau dạ dày hay diễn ra về đêm, âm ỉ kéo dài, thậm chí có lúc quặn thắt dữ dội.

Đau bụng ở vùng thượng vị có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nghĩ là bé bị đau bụng thường hoặc đau bụng giun nên chủ quan không đưa đi khám. Viêm dạ dày lâu dần sẽ gây loét và xuất huyết dạ dày, cuối cùng là ung thư dạ dày.

đau bụng vùng thượng vị
Khi bị ung thư dạ dày, trẻ em thường đau vùng thượng vị thường xuyên, âm ỉ, dai dẳng, có khi dữ dội

2.3. Đầy bụng, khó tiêu, luôn cảm thấy no

Khi thấy bé bị chướng bụng, đầy bụng sau khi ăn, cha mẹ hay cho rằng bé bị chứng khó tiêu, chỉ cần uống thuốc tiêu hóa là được. Tuy nhiên, đây lại là triệu chứng thường gặp nhất ở những trẻ bị ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày khiến trẻ bị ứ huyết thanh trong khoang bụng nên hay cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Sang đến giai đoạn tiến triển, khối u gây hẹp môn vị, dạ dày mất nhu động, cơ bụng của bé bị tổn thương nên khó vận chuyển thức ăn đúng cách. Thức ăn bị kẹt ở dạ dày sẽ làm cho bé luôn cảm thấy no, đầy bụng sau khi ăn.

2.4. Ợ nóng, ợ chua

Ở giai đoạn đầu ung thư dạ dày, dịch trong dạ dày của bé tiết ra nhiều nhưng không xuống được ruột non, gây ứ huyết thanh trong khoang bụng. Vì thế, bé thường cảm thấy nóng rát bao tử, ợ nóng, ợ chua. Trẻ nhỏ khó có thể miêu tả được triệu chứng này nên cha mẹ cần quan sát con thật kỹ.

Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm loét dạ dày thì dạ dày thường có nhiều axit hơn người bình thường và dịch axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, họng làm cho bé bị ho, ợ nóng, ợ chua. Viêm loét dạ dày chính là một trong những yếu tố làm đột biến gen dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày.

2.5. Phân đen

Ung thư dạ dày làm ruột trẻ bị tổn thương, có thể gây ra hiện tượng chảy máu đường ruột. Máu chảy ra được lưu lại trong ruột.

Huyết sắc tố trong máu tác dụng với sắt sunfua, các chất trong đường ruột tạo thành màu đen và đào thải phân đen ra ngoài. Tuy nhiên, cha mẹ thường không có thói quen quan sát phân của trẻ để kiểm tra sức khỏe nên hay thường bỏ qua dấu hiệu này.

2.6. Buồn nôn, nôn

Buồn nôn, nôn ói là triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em phổ biến, nhất là các bé dưới 2 tuổi. Ở giai đoạn đầu, khối u ung thư chèn ép dạ dày tạo ra cảm giác buồn nôn, làm bé nôn ói ra những thực phẩm vừa mới ăn.

Đến giai đoạn muộn, khối u phát triển lớn hơn có thể gây tắc nghẽn lưu thông dạ dày, hẹp môn vị làm bé nôn ngày càng nhiều và có thể nôn ra mọi loại thực ăn đã ăn vào.

Trẻ thường xuyên cảm thấy buồn nôn
Khối u ung thư chèn ép dạ dày làm cho trẻ luôn cảm thấy buồn nôn và nôn ra những thứ đã ăn được

Tầm soát ung thư dạ dày sớm – Tăng khả năng điều trị

3. 4 yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày ở trẻ em

Có rất nhiều cha mẹ thắc mắc tại sao trẻ em còn nhỏ đã bị ung thư dạ dày. Đó có thể là do các nguyên nhân sau:

3.1. Gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP

Nguyên nhân

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Đây là một trong số ít các vi khuẩn có thể tồn tại trong niêm mạc dạ dày, gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính, dị sản ruột, loạn sản và cuối cùng là ung thư dạ dày.

Theo các chuyên gia, những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp đôi người bình thường (Theo sách “Những kiến thức cơ bản về phòng chống ung thư” do TS. Bùi Diệu chủ biên).

Đặc biệt, vi khuẩn HP hay gây ra viêm loét dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày cho trẻ em dưới 8 tuổi. Vi khuẩn HP rất dễ lây lan, nên các bé thường bị nhiễm vi khuẩn HP từ bố mẹ theo hai con đường sau:

  • Qua đường nước bọt: Cha mẹ nhiễm vi khuẩn HP khi thử thức ăn hoặc thổi cho bớt nóng, mớm cơm, cháo cho con sẽ lây nhiễm chéo vi khuẩn sang trẻ.
  • Qua đường ăn uống: Chén bát chưa vệ sinh, đồ ăn chưa nấu chín; bố mẹ ăn chung bát đĩa với con, dùng chung nước chấm, gắp thức ăn cho con cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn.

Cách phòng tránh

Để tránh trường hợp gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP truyền sang cho bé dẫn đến ung thư dạ dày, bạn nên thực hiện các điều sau:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng trong nhà, hạn chế dùng chung bát đũa, nước chấm, gắp thức ăn, mớm cơm, thổi thức ăn cho con.
  • Cho trẻ dùng riêng đồ dùng cá nhân.
  • Khi 1 người trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn HP, cả gia đình nên cùng nhau đi test thử xem có bị nhiễm vi khuẩn HP không. Vì ở Việt Nam có hơn 80% gia đình cả nhà cùng mắc vi khuẩn HP trong tổng số người bị nhiễm vi khuẩn này (PGS. Nguyễn Duy Thắng).
  • Nếu người lớn bị nhiễm vi khuẩn HP, cần điều trị triệt để, thăm khám dạ dày thường xuyên để không truyền vi khuẩn HP cho trẻ và phát hiện bệnh sớm.
  • Nếu trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn HP, bố mẹ cũng cần điều trị kịp thời, triệt để cho trẻ.
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP từ cha mẹ
Vi khuẩn HP lây lan từ cha mẹ, người thân qua đường nước bọt, ăn uống chính là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu cho trẻ em

3.2. Chế độ ăn uống không khoa học

Nguyên nhân

Dạ dày của trẻ thường nhạy cảm hơn người lớn. Các niêm mạc dạ dày cũng rất dễ bị kích ứng.

Vì thế, nếu ăn các thực phẩm ăn sẵn, chiên, nướng, chua, cay, đồ ăn chưa nấu chín, mất vệ sinh, nước có ga… trong một thời gian dài, niêm mạc dạ dày của trẻ dễ bị tổn thương, viêm và dần dẫn đến ung thư dạ dày.

Cách phòng tránh

Để phòng tránh ung thư dạ dày đến từ vấn đề ăn uống, bạn nên áp dụng chế độ ăn khoa học sau đây cho trẻ:

  • Ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm tốt.
  • Không cho trẻ đùa nghịch ở những nơi bẩn, chứa nhiều vi khuẩn.
  • Vệ sinh sạch sẽ thân thể cho bé, đặc biệt nhắc trẻ rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và tăng cường chế độ dinh dưỡng cho bữa ăn của bé.
  • Hạn chế ăn các thức ăn khô, hun khói, mặn, chứa nhiều nitrat, chiên, nướng, các đồ ăn vặt có màu sắc sặc sỡ, thức uống có ga…
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn đã bị mốc.

3.3. Căng thẳng, stress kéo dài

Nguyên nhân

Stress, căng thẳng kéo dài có thể làm bé bị mệt mỏi, trầm cảm, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, việc học hành liên tục, ăn uống thất thường có thể khiến trẻ bị viêm loét dạ dày dẫn đến ung thư.

Cách phòng tránh

Để giảm căng thẳng, stress cho bé, cha mẹ cần:

  • Không tạo áp lực cho bé. Không bắt bé học liên tục, ngay cả lúc ăn.
  • Cho bé kết hợp hài hòa giữa học hành và nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn.
  • Khuyến khích bé tập thể dục và duy trì cân nặng ở mức ổn định.

3.4. Sử dụng thuốc không đúng chỉ định

Nguyên nhân

Một số loại thuốc nếu dùng không đúng chỉ định có thể làm dạ dày bé bị kích ứng, tổn thương, viêm loét dạ dày và cuối cùng là ung thư dạ dày.

Cách khắc phục

Cha mẹ cần chú ý và cho con dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng. Trường hợp chưa biết cách dùng phù hợp hoặc chẳng may cho trẻ dùng quá liều, cha mẹ cần hỏi bác sĩ để được tư vấn thêm.

4. Cách điều trị ung thư dạ dày ở trẻ em

Ung thư dạ dày thường ít gặp ở trẻ em nên việc chẩn đoán, điều trị vẫn còn chưa thống nhất và tồn tại nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị sau:

4.1. Chẩn đoán

Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ lấy máu của trẻ đi xét nghiệm, phân tích để tìm ra chất chỉ điểm khối u dạ dày như CA 72-4, CA 19-9, CEA.
  • Nội soi dạ dày: Đưa ống nội soi có gắn đèn, camera vào trong thực quản, dạ dày của trẻ để quan sát toàn bộ dạ dày bên trong và những chỗ bị tổn thương.
  • Sinh thiết dạ dày: Dưới sự hướng dẫn của nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của chỗ dạ dày bị tổn thương đem đi phân tích xem có phải là tế bào ung thư hay không.
  • Siêu âm ổ bụng: Dùng máy siêu âm để phát hiện khối u dạ dày và các tổn thương ung thư dạ dày đã di căn hạch, phúc mạc ở trẻ.
  • Chụp X-quang có thuốc cản quang: Bác sĩ cho trẻ uống một lượng bari vừa đủ. Sau đó dùng máy chụp X-quang để chụp lại hình ảnh dạ dày của trẻ, nhằm phát hiện các điểm bất thường, khối u trong dạ dày.
  • Chụp CT, chụp MRI: Dùng máy chụp CT hoặc MRI để tái hiện lại hình ảnh 3 chiều của cơ thể trẻ. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện ra khối u ở dạ dày trẻ, đánh giá mức độ xâm lấn, di căn của tế bào ung thư sang hạch, gan, phúc mạc…(nếu có).
  • Chụp PET: Bác sĩ dùng máy PET chụp lại hình ảnh của cơ thể trẻ để phát hiện các di căn xa, bổ sung thông tin cho các phương pháp chẩn đoán khác.
siêu âm ổ bụng phát hiện ung thư dạ dày ở trẻ
Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện khối u tại dạ dày và khối u đã di căn ra hạch, phúc mạc ở trẻ

4.2. Điều trị

Trẻ em thường có sức khỏe và hệ miễn dịch yếu hơn người lớn. Vì thế, trước khi đưa ra phương pháp điều trị, bác sĩ phải cực kỳ cẩn trọng.

Căn cứ vào giai đoạn bệnh, kích thước của khối u, tuổi và sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Phổ biến là 3 phương pháp điều trị sau:

  • Phẫu thuật: Trẻ sẽ được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, hạch bạch huyết, các cơ quan bị khối u di căn (nếu có).
  • Hóa trị: Thuốc tiêu diệt tế bào ung thư được đưa qua đường uống hoặc đường tiêm của trẻ vào máu để ngăn chặn các tế bào ung thư dạ dày phát triển.
  • Xạ trị: Bác sĩ dùng máy xạ trị tia X để tiêu diệt hoặc làm teo nhỏ tế bào ung thư dạ dày cho trẻ.

4.3. Chăm sóc trẻ tại nhà

Dù đã được điều trị, ung thư dạ dày vẫn có thể gây ra một số vấn đề cho trẻ. Vì thế, để hạn chế tối đa các vấn đề này, cha mẹ nên áp dụng chế độ chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ. Đặc biệt, những thức ăn mềm, lỏng sẽ giúp dạ dày dễ hấp thụ, co bóp tốt hơn, giảm bớt đau đớn cho trẻ.
  • Giữ cho tinh thần của trẻ luôn vui vẻ, lạc quan: Sự vui vẻ, lạc quan sẽ giúp trẻ quên đi đau đớn trong quá trình điều trị và tăng khả năng chiến đấu, cơ hội chiến thắng ung thư dạ dày.
  • Kết hợp với bác sĩ: Cha mẹ hãy xin tư vấn của bác sĩ điều trị, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn khoa học, luyện tập lành mạnh và chăm sóc trẻ tốt hơn.
  • Tự theo dõi: Cha mẹ phải thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ xem có phù hợp, thích ứng với phương pháp điều trị bệnh không. Nếu trẻ có phản ứng xấu với thuốc, hãy liên hệ ngay với cơ quan y tế để được cấp cứu kịp thời.
  • Cha mẹ nên tìm hiểu các tài liệu y khoa chính thống về ung thư dạ dày để hiểu hơn về bệnh của bé và chăm sóc tốt hơn. Tránh tin tưởng vào thông tin chưa được kiểm chứng, rồi tự ý thay đổi việc điều trị, dùng thuốc cho trẻ khi chưa được bác sĩ đồng ý, gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ
Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi để gia tăng sự vui vẻ, lạc quan và tăng khả năng chiến đấu với ung thư dạ dày cho trẻ

Hy vọng những thông tin trên đã giúp cha mẹ nhận biết được triệu chứng ung thư dạ dày ở trẻ em. Ngay khi thấy con xuất hiện các dấu hiệu này, cha mẹ hãy cho trẻ đi khám để được chữa trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt theo hotline 094 230 0707 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt